Các chính sách ứng phó biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 61 - 69)

a. Xây dựng và thực hiện các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM)

Danh sách dưới đây là các lĩnh vực có thể áp dụng cơ chế phát triển sạch. Danh sách này dựa trên những thảo luận cấp độ quốc tế cho tới nay:

Bảng 17: Danh sách các lĩnh vực có thể áp dụng cơ chế phát triển sạch

1. Năng lượng

Năng lượng tái tạo  Gió, mặt trời, thủy

 Khí sinh học

Cải tiến hiệu quả năng lượng

 Cải tiến công nghệ nhà máy điện

 Thu hồi nhiệt từ nhà máy năng lượng

 Cài đặt thiết bị sản xuất hai loại năng lượng từ một nguồn nguyên liệu

Chuyển đổi năng

lượng

Demand side management (DSM)

 Các tòa nhà sinh hoạt

 Giới thiệu các linh kiện tiết kiệm điện

2. Thu hồi khí mê-tan Thu hồi và sử dụng khí mê-tan  Bãi rác  Khai thác than 3. Sản xuất công nghiệp  Sản xuất xi măng  Các ngành phát sinh khí HFCs, PFCs, SF6 4. Nông nghiệp Giảm thải khí CH4 và NO2 5. Trồng rừng Trồng rừng và tái trồng rừng thương

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 56

Dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Rio de Janeiro , Brazil từ năm 2004, với lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng là giảm phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải bằng cách thu hồi khí mêtan để sản xuất điện. Theo tính toán, mỗi năm dự án giảm được 31 ngàn tấn mêtan, tương đương với 670 ngàn tấn CO2. Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường và cộng đồng dân cư trong khu vực, đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp thế giới đa ̣t các mục tiêu ngăn chă ̣n biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Hiê ̣n nay ở nước ta có 5 dự án CDM đã được Ban điều hành CDM phê duyê ̣t, dự án đầu tiên là Thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạ ng Đông (Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự án này sử du ̣ng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện, khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng . Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm. Tính theo giá thị trường châu Âu hiện nay , 24 euro/1 tấn CO2 thì dự án này có thể mang lại cho các bên tham gia dự án một khoản thu khổng lồ 202 triệu đô.

Bên ca ̣nh đó, 13 dự án khác đã được trình lên DNA chờ phê duyệt , 16 dự án và 10 ý tưởng dự án đang được xây dựng . Như vậy số lươ ̣ng các ý tưởng và dự án này nếu được phê duyệt và triển khai không hề ít , chưa kể mới chỉ tâ ̣p trung vào mô ̣t số lĩnh vực phổ biến của các ngành năng lượng , xử lý chất thải và lâm nghiệp, hoàn toàn có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.

b. Áp dụng sản xuất sạch hơn

Trong thời gian qua, việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Một số doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sản xuất sạch hơn và đã từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, sử dụng năng lượng có hiệu quả, sử dụng nguyên liệu thay thế ít phát sinh chất thải,..., góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn vẫn còn hạn chế, các giải pháp áp dụng còn ở mức độ đơn giản, kết quả chưa đạt theo yêu cầu; chất thải, nước thải, khí thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa tốt, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.

Các khu công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn như: doanh nghiệp được Sở Công Thương Quảng Nam lựa chọn là một trong những đơn vị đầu tiên của Quảng Nam được hỗ trợ từ Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) để ứng dụng những giải pháp SXSH. Sau 2 năm áp dụng (2008 – 2010) thì xí

và tái trồng rừng mại Trồng cây ở cấp độ cộng đồng địa phương

6. Vận tải Vận tải công cộng

 Giới thiệu xe buýt công cộng, vận tải đường sắt nhẹ (LRT), tàu điện ngầm

 Giới thiệu các loại xe hơi có mức thải khí CO2 thấp

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 57

nghiệp đã giảm được 3,7 tấn CO2 phát thải, giảm 1.300 m3 nước thải và 10.800kg hoá chất thải vào môi trường mỗi năm. (theo tintuc.xalo.vn ngày 17/08/2010).

c. Khu công nghiệp sinh thái (KCNST)

Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu.

KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.

KCNST được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiện năng lượng; hợp tác doanh nghiệp. Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách và dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển bền vững.

Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST.

Một KCNST thực sự cần phải là:

- Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau (BPX).

- Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế.

- Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường. - Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “sạch”.

- KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ KCNST năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên).

- KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và công trình xây dựng bảo vệ môi trường.

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 58

Hình 20: Các khu công nghiệp sinh thái trên thế giới

Nước ngoài

KCNST Kalundborg, Đan Mạch

Hình 21: Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan Mạch

KCN Kalundborg được coi là một ví dụ điển hình về việc áp dụng Cộng sinh công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới.

Trên cơ sở hai nhà máy Nhà máy nhiệt điện than đá Asnaes (công suất 1.500 MW) và Nhà máy lọc dầu Statoil (công suất 1,8 triệu tấn/năm), năm 1972, nhá máy sản xuất tấm plastic Gyproc (công suất hiện tại 14 triệu m2/năm) bắt đầu phát triển hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty (cộng sinh công nghiệp) bằng việc sử dụng khí gas butan từ Statoil.

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 59

Trong vòng 15 năm (1982 – 1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn carbon dioxide thải ra. Theo thống kê 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD.

Đến nay, KCN này bao gồm nhiều DNTV sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm của nhau như: nhiên liệu, bùn, bụi và clinker, hơi nước, nước nóng, dung dịch sulfur, nước sau xử lý sinh học và thạch cao.

Hình 22: Sơ đồ sự cộng sinh công nghiệp trong KCN Kalundborg, Đan Mạch

KCNST Riverside (Burlington), Vermont, Mỹ

KCN Riverside, diện tích 40 ha (không kể khu vực các nông trại), là một KCNST nông nghiệp hỗn hợp đa chức năng, bao gồm cả các khu vực cây xanh, vui chơi giải trí công cộng của địa phương và vùng đầm lầy. KCNST này áp dụng các nguyên tắc của STHCN để thiết lập một mô hình phát triển bền vững khép kín, tập trung vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch.

Thành phần cơ bản trong KCNST Riverside là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, trạm xử lý nước thải dạng Living Machine, nhà máy compost hóa và các nông trại, ao thủy sản, nhà kính. Các thành phần này hoạt động theo một chu trình khép kính đầu vào, đầu ra kết hợp từ trạm thu gom gỗ thải, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất kem tới các nông trại trong vùng.

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 60

Hình 23: Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, BP và chất thải trong KCNST Burlington, Vermont, Mỹ

Để đạt được một sự phát triển vừa mạnh về kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tốt nhất môi trường khu vực, các nhà phát triển KCNST này đã đề ra sáu nguyên tắc cơ bản sau:

- Khuyến khích phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp địa phương và tận dụng tối đa các nguồn lực địa phương

- Cân bằng các lợi ích kinh tế và ảnh hưởng của sự phát triển. - Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính.

- Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường địa phương, đặc biệt là ngành nông nghiệp truyền thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luôn đảm bảo một sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

- Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các hoạt động hàng hóa và dịch vụ cần thiết.

KCNST Riverside là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế dựa trên cơ sở nền công nghiệp sinh thái nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường và cộng đồng.

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 61

Tại Việt Nam có KCNST Bourbon

Hình 24: Khu công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa - Tây Ninh

Tháng 10-2009, một mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường đã được xây dựng ở Việt Nam do Công ty CP Long Hậu liên doanh với Công ty Bourbon Tây Ninh Công ty Cổ Phần Việt Âu đầu tư.

Trên thế giới, từ đầu những năm 1990, mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái đã được khởi xướng như một hướng đi mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Trong KCN sinh thái, cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế để tạo một chuỗi sinh thái hài hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên, KCN sinh thái còn là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp bảo toàn tài nguyên, nhằm phát triển công nghiệp bền vững theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải, đồng thời tăng tối đa khả năng tái sinh – tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng.

Bourbon An Hòa được coi là KCN đầu tiên ở Việt Nam xây dựng theo tiêu chí này. Đây là khu công nghiệp có quy mô khá lớn, lên tới 1.020ha, có thể tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp, song có lẽ vì muốn tạo ấn tượng “xanh”, chủ đầu tư dự án (Liên doanh công ty Bourbon Tây Ninh, Công ty Cổ Phần Long Hậu và công ty Cổ Phần Việt Âu) đã đặt tên là “Vườn công nghiệp”. Nằm trên địa bàn xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, bên trục đường Xuyên Á nối Tp.HCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đi Campuchia, Bourbon An Hòa có vị trí địa lý khá thuận lợi giúp các nhà đầu tư dễ dàng kết nối với các vùng nguyên liệu và thị trường tiềm năng trong nước cũng như các quốc gia lân cận trong khu vực. Đồng thời, nhờ nằm cạnh dòng sông Vàm Cổ Đông, KCN này còn có lợi thế vận chuyển bằng đường thủy đến cảng Sài Gòn, cảng Bourbon - Bến Lức.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong tổng diện tích 1.020ha của vườn công nghiệp này có 760 ha đất công nghiệp, 76ha đất tái định cư, 184ha xây dựng cảng, kho bãi. Giai đoạn 1 của dự án rộng 380 ha sẽ được hoàn thành trong 5 năm. Điểm nổi bật của vường công nghiệp này chính là những mảnh xanh của hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh,

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 62

mỗi dự án xây dựng nhà máy tại đây chỉ được sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, 30% còn lại được dành cho diện tích xanh. Nhà máy xử lý nước thải của vườn công nghiệp có công suất dự kiến 40.000 m3/ngày đêm (trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm). Nước thải sau khi xử lý sẽ được dẫn vào cá dòng kênh nội bộ - nơi sẽ nuôi trồng nhiều loại sinh vật để vừa làm sạch nước một cách tự nhiên, vừa kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý.

Chủ đầu tư cam kết không xây dựng hạ tầng xung quanh KCN cũng như không cho doanh nghiệp thuê đất ven KCN để kiểm soát chặt chẽ việc các doanh nghiệp lắp đặt đường ống xả thải ra môi trường; đồng thời giữ lại hệ thống cây xanh tự nhiên hiệu hữu và nỗ lực tối đa để bảo tồn các hệ sinh thái xunh quanh KCN. Các nhà máy trong vườn công nghiệp sẽ cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp, trao đổi các loại sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy này với các nhà máy khác, theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, để tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong khu vực, chủ đầu tư đã có sáng kiến mời người dân đóng góp 15% vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng của dự án.

d. Một số giải pháp khác

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ở ngoại vi khu công nghiệp chuyển vào các khu công nghiệp – khu chế xuất để thuận tiện cho việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm.

BQL các KCN chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT, Sở Công an (Phòng Cảnh sát môi trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN

Tăng cường hoạt động giám sát nguồn thải của các KCN; tăng cường hệ thống các trạm quan trắc liên tục, tự động tại các nguồn thải.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường các KCN; khuyến khích xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, công bố và phổ biến thông tin cho cộng đồng khu vực xung quanh KCN.

[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH, 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường .

2. Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Hữu Tới, 2010 Tác động của BĐKH đến quy hoạch các vùng dân cư và các công trình ven biển VN.

3. Koos Neefjes, UNDF, Phát triển đô thị và biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

4. Vũ Minh Cát, 2010, Nghiên cứu và đề xuất các dạng mặt cắt đê biển, Đại học Thủy lợi

5. Ths. Hồ Phi Long, 2012, Báo cáo quy hoạch tích hợp để kiểm soát ngập Tp. Hồ Chí Minh

6. .Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP, 2011, Kế hoạch 5 năm 2011-2015 về mục tiêu, nhiệm vụ xóa giảm ngập trên địa bàn Tp.HCM. 7. David Satterthwaite, 2011, BĐKH và Đô thị hóa: Tác động và ý nghĩa đối với quản trị đô thị, Hội nghị nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc về phân bố dân cư, đô thị hóa, dịch cư và phát triển.

8. QCVN 04-05:2012/ BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế .

10.http://www.dongnaicuulongucchau.org.au/tapsan06/subpages/NC_Sai%20Go n%20Ngap%20Lut.pdf 11.http://www.un.org.vn/publications/doc_details/images/stories/pub_trans/GHG s_emissions_Viet_Nam_fact_sheet_5Feb2013_Vietnamese.pdf 12. www.ttcn.hochiminhcity.gov.vn 13. http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kien-truc-quy-hoach/mo-hinh-nha-

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 61 - 69)