Các dự án chống ngập đang triển khai tại TP.HCM:
Quy hoạch tổng thể về tiêu thoát nước TP HCM đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt năm 2001. Dự án nhằm cải tạo, xây dựng hệ thống nước mưa kết hợp cải tạo kênh rạch hồ chứa hiện có, cải tạo, nâng cao khả năng tiêu thoát nước của kênh rạch.
Dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè nạo vét mở rộng kênh kết hợp xây dựng bờ kè, xử lý nước thải trước khi đổ ra kênh. Dự án nâng cấp đô thị thành phố lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm giải quyết ô nhiễm, thoát nước của kênh này.
Dự án cải thiện môi trường khu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ, rạch Hàng Bàng nhằm cải thiện điều kiện thoát nước khu vực này. Dự án quy hoạch chống ngập úng cho thành phố được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2008, thực hiện các giải pháp cơ bản vấn đề ngập do triều, lũ lớn, mưa to bằng cách xây dựng hệ thống đê bao và cống kiểm soát mực nước.
Theo Quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM được Chính phủ phê duyệt năm 2001 và được Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ nghiên cứu, thành phố cần tổng cộng 9 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung quy mô lớn mới có thể xử lý triệt để toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của thành phố
Phương án khả thi nhất là ngăn triều và tiêu, thoát lũ theo khu vực bằng hệ thống đê bao và cống ngăn triều ở hầu hết các tuyến kênh, rạch; vùng 1 kẹp giữa sông Sài Gòn, sông Nhà Bè và sông Vàm Cỏ Đông, vùng 2 kẹp giữa sông sài Gòn và sông Đồng Nai. Phương án này không gây ảnh hưởng đến môi trường,
[Quản lý Môi trường KCN & Đô thị - Chống ngập] 40
đến giao thông đường thủy và các qui hoạch khác của thành phố. Hệ thống bờ bao và cống ngăn triều sẽ hạ mực nước trong nội thành thấp xuống khi có triều cường, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu, thoát lũ.
Dự án này nghiên cứu mang tính tổng thể, đồng bộ, qui hoạch hệ thống đê bao có cao trình từ + 2,50 mét trở lên. Tổng chiều dài các tuyến đê hơn 164 km. Dự án cũng tính toán qui hoạch các hồ điều tiết nước bao gồm các kênh rạch ở phía Nam thành phố. Một số khu vực trũng hiện nay cần được giữ nguyên trạng, không nên san lấp, để có đủ dung tích dự phòng chứa lượng nước mưa rút ra từ trung tâm thành phố trong thời gian diễn ra triều cường. Quan trọng nhất là hệ thống cống ngăn triều giữ vai trò quyết định đến khả năng kiểm soát mức nước và cải thiện môi trường nước. Tổng số có 12 cống loại lớn đặt ở các cửa kênh lớn và nhiều cống nhỏ khác. Phần lớn hệ thống cống này hoạt động theo chế độ tự động.
Dự án chia thành phố thành hai vùng. Vùng 1 là vùng khống chế phần lưu vực nằm giữa hai sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông. Đây là vùng quan trọng nhất, khống chế toàn bộ khu vực trung tâm và phía Bắc, phía Tây và phía Nam thành phố. Vùng 2 là vùng đang phát triển, bao gồm các quận 9, Thủ Đức và các vùng đất thấp bao quanh tiếp giáp với sông Đồng Nai - Sài Gòn. Hệ thống đê bao được bố trí ven theo bờ hữu sông Sài Gòn, sông Soài Rạp và bờ tả sông Vàm Cỏ Đông. Tuyến đê từ Bến Súc đến Vàm Thuật được bố trí theo tuyến đê bao các dự án thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn. Phần còn lại được xây dựng kết hợp trên các tuyến đường giao thông hiện hữu và trong qui hoạch, nên qui mô của các tuyến đê bao này phụ thuộc vào qui mô của các tuyến giao thông. Ở đây chúng tôi không can thiệp thô bạo vào qui luật dâng và xả lũ của các tuyến sông chính, mà tập trung điều tiết, hạ mực nước xâm nhập vào thành phố. Khi mực nước này được hạ thấp, cảnh ngập lụt như hiện nay sẽ không xảy ra.