THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT hoạt động trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM (Trang 46 - 49)

3.1. Mục đích thực nghiệm

- Để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn của đề tài: Đánh giá hiệu quả của việc tổ chức trải nghiệm với hoạt động thiết kế chế tạo sản phẩm gắn liền nghề nghiệp trong dạy học chủ đề STEM. Đánh giá hiệu quả của hình thành phát triển phẩm chất và các năng lực chung, năng lực đặc thù môn sinh học, năng lực đặc thù

của hoạt động STEM. Phát triển các năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Để kiểm chứng hiệu quả vận dụng câu hỏi 6 cấp độ tư duy nhận thức BLOM trong quá trình học giúp phát triển năng lực sáng tạo HS. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập tính huống , bài tập yêu cầu HS tự thiết kế thí nghiệm đối chứng – thực nghiệm, chuyển giao nhiệm vụ chế tạo sản phẩm có tiềm năng kinh doanh... giúp HS rèn luyện phát triển các năng lực trên.

3. 2. Phương pháp thực nghiệm

- Thực nghiệm dạy học 7 chủ đề từ học kì 1,2 năm học 2018-2019 đến học học kì 1 năm học 2019-2020. Tổng số lượng HS được thực nghiệm bằng số lượng HS lớp đối chứng là 237. Lớp đối chứng là lớp học truyền thống không dạy học chủ đề STEM ( Học ở phòng học truyền thống). Lớp thực nghiệm là lớp học STEM ( Tại phịng học STEM dành riêng bộ mơn sinh – CN). Các lớp TN và ĐC có sĩ số và trình độ tương đương nhau, ở mỗi khối lớp cùng một giáo viên giảng dạy, số tiết theo đúng PPCT, nội dung kiến thức nền bám sát SGK. Bài kiểm tra đánh giá năng lực định tính, phiếu quan sát định lượng giống nhau. Nội dung bài kiểm tra đánh giá năng lực có : Mục tiêu, nội dung kiến thức, hình thức, ma trận đề kiểm tra, thời gian đánh giá năng lực giống nhau giữa lớp đối chứng và thực nghiệm.

- Riêng tại các lớp thực nghiệm, đánh giá 2 thời điểm: Trước thực nghiệm và sau quá trình thực nghiệm.

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Phân tích định lượng: HS tại các lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra có nội dung giống nhau, rồi tiến hành chấm điểm. Căn cứ vào số câu trả lời đúng của học sinh để quy đổi ra thang điểm 10, kết quả có làm trịn đến 0.5

Bảng 3.1. Kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Điểm lớp đối chứng Điểm lớp thực nghiệm

Kết quả định lượng bài X SD X SD

kiểm tra đánh giá NL n n

trong và sau quá trình học 5,52 1.05 7,89 0,89

- Phân tích định tính: Thơng qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích tổng hợp phiếu đánh giá năng lực, hoạt động nhóm, chất lượng lĩnh hội của học sinh trong q trình học chúng tơi nhận thấy lớp học thực nghiệm HS đam mê học, tự tìm tịi nghiên cứu kiến thức, hình thành năng lực và phẩm chất tốt hơn lớp đối chứng.

3.3.2. Kết quả lớp học thực nghiệm STEM

- Phân tích định tính, định lượng lớp học STEM dựa vào quan sát quá trình học, dựa vào kết quả tổng hợp điểm của phiếu học tập, phiếu đánh giá bản thiết kế, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đánh giá hoạt động nhóm, điểm bài kiểm tra khảo sát kết thúc học chủ đề. Sau đo đối chiếu với bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.5 ( trình bày trong chương 2). Thống kê số liệu sau các lần đánh giá như sau:

Bảng 3.2. Kết quả học tập trước và sau của lớp thực nghiệm

Đánh giá Điểm trước thực nghiệm Điểm sau thực nghiệm

XSD X SD n n Năng lực đặc thù môn 5,06 0,72 8,43 0,64 sinh học 237 237 Năng lực đặc thù 4,32 1,07 8,52 0,75 STEM 237 237

- Qua số liệu thống kế cho thấy : Kết quả đánh giá HS trong lớp học STEM sau TN đã hình thành và phát triển các năng lực đặc thù bộ môn, NL đặc thù hoạt động STEM cao hơn so với trước TN.

- Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề KSTT, KS CNTP trong dạy học chủ đề STEM đã tác dụng tích cực đến phẩm chất và năng lực HS.Cụ thể:

+ Ở giai đoạn trước thực nghiệm, HS còn lúng túng trong việc xử lý các bài

tập , nhiều HS cịn chưa chú ý, chưa u thích mơn học

+ Trong quá trình thực nghiệm: HS rất hăng hái tham gia thảo luận giữa các

nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS đã chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, qua đó giúp các em phát triển năng lực chung và NL đặc thù hoạt động STEM, NL đặc thù bộ mơn sinh. Khơng khí lớp học sơi nổi trước các câu hỏi, bài tập. Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em tranh luận rất sơi nổi, hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới, thiết kế và chế tạo sản phẩm, yêu thích nghề KSTT và nghề KS CNTP hơn.

+ Ở giai đoạn sau thực nghiệm, bên cạnh cải thiện được các kỹ năng, HS

cịn hình thành kiến thức mới sâu sắc hơn. Các em biết cách lập luận, trình bày vấn đề logic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ. HS tham giá bán hàng online trên face book bước đầu thu lợi nhuận. Từ đó u thích đam mê học hơn.

- Tiến hành thống kê số liệu điều tra khảo sát tình hình u thích mơn học của HS trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm và sau thực nghiệm

Khảo sát Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Dự định theo nghề KS TT 0% 89%

Dự định theo nghề KS CNTP 4,2% 98%

Đam mê học môn sinh 5,1 % 100%

- Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, lớp học STEM bước đầu giúp HS hiểu về hoạt động của nghề liên quan đến KSTT, KS CNTP từ đó đam mê học hơn, chính sự đam mê đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Các kết quả đã được kiểm định, có ý nghĩa thống kê đã khẳng định giả thuyết khoa học của SKKN là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi. Phát triển năng lực cho HS hình thành những kĩ năng học tập và lao động trong thế kỉ 21.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT hoạt động trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM (Trang 46 - 49)