CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
3.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
3.1.3. Môi trường vĩ mô
3.1.3.1. Môi trường nhân khẩu học
Dân số Việt Nam hiện tại là 98.018.806 người vào ngày 26/4/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giớ trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Hình 5.3: biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm 1950 – 2020 (https://danso.org/viet-nam/, no date)
Phân bố dân cư không đều giữa các vùng
Theo kết quả TĐT năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình qn năm khu vực nơng thơn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên những vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Ti-mo Lét-xtê (31%), Mi-an-ma (29%) và Cam-pu-chia (23%).
Giai đoạn 2009-2019, Đơng Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập; Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình qn thấp nhất (0,05%/năm).
Việc phân bố dân cư khơng đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn
Tình hình này xảy ra ngay cả trong điều kiện những tỉnh có đơng dân nhưng tỷ lệ sinh luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong nhiều thập kỷ qua.
Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng:
Kết quả Tổng Điều Tra năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong
độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.
Mặc dù thời kỳ cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra khơng ít những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Ngồi các vấn đề về nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối cung cầu thị trường lao động thì việc giảm bớt áp lực về thiếu việc làm, trật tự, an ninh xã hội cần tiếp tục được quan tâm.
Già hóa dân số có xu hướng tăng:
Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới.
Như vậy, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức cho Việt Nam khi tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh nước ta vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, cần có những chính sách để đảm bảo thích ứng với già hóa dân số. Trong đó, cải thiện cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, chính sách lao động cho người cao tuổi nhưng vẫn đang tham gia hoạt động kinh tế giúp giải quyết các vấn đề về xã hội, nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tăng quy mơ sản xuất.
Đó là những cơ hội cũng như thách thức mà Shopee sẽ nắm bắt và đối mặt. về cơ hôi, dân số tăng trưởng nhanh và đặc biệt là cơ cấu dân số vàng đã làm tăng quy mô về nhu cầu sản phẩm giúp Shopee có được một lượng khách hàng đơng đảo và tốc độ đô thị hoa đang ngày càng tăng nhanh nâng cao đời sống nhân dân khiến người dân có nhu cầu cao hơn về các sản phẩm cần thiết. về thách thức, hiện nay già hóa dân số ở Việt Nam ngày càng tăng việc này có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của Shopee.
3.1.3.2. Môi trường kinh tế
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Hình 6.3: Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP vào năm 2021 (https://www.vps.com.vn/News/, no date)
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế ban đầu của dịch bệnh khơng nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mơ và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới khơng dự báo suy thối kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6- 7%. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đốn, tùy thuộc vào quy mơ và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Sức ép lên tài chính cơng sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm sốt ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. COVID- 19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn.
Với mức thu nhập của người dân đang ngày càng tăng cao dẫn đến đời sống người dân đang dần được nâng cấp, chất lượng cuộc sống cao nhu cầu về cái đẹp cũng ngày càng tăng đây sẽ là một cơ hội tốt để Shopee phát triển. Về thách thức, hiện cả thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19 để đảm bảo doanh nghiệp vẫn duy trì được doanh số thì cần phải có những chiến lược đúng đắn để giữ chân được khách hàng và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
3.1.3.3. Mơi trường cơng nghệ
Tồn cầu hóa giúp khoa học và cơng nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước.
tiếp tục phát triển qua các social media. Ngoài những cơ hội thì Shopee vẫn phải đối mặt với những thách thức bởi sự xuất hiện và cạnh tranh của những trang mua sắm online khác.
3.1.3.4. Mơi trường văn hóa xã hội
Mỹ phẩm và các vật dụng thường ngày là những sản phẩm làm đẹp, cần thiết cho mọi người, do vậy nó chịu sự tác động của cả hai yếu tố văn hóa và xã hội. Cùng sử dụng các vật dụng đó nhưng ở mỗi vùng khác nhau lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường mỹ phẩm do vậy cần được chú ý và xem xét một cách nghiêm chỉnh.
Shopee với định hướng là thị trường mua sắm Châu Á nên các sản phảm được bán hầu hết sẽ phù hợp với người Châu Á và đặc biệt hơn là với người Việt Nam điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng bán ở thị trường này.