II. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
4. Hoàn thiện kênh phân phối
74 Giữ vững và củng cố thị trường hiện có với các đối tác nước ngoài đồng thời đẩy nhanh việc xâm nhập, mở rộng thị trường trong nước bằng các biện pháp sau.
- Công ty nên thành lập một bộ phận một phòng Marketing chuyên trách về thị trường Việt Nam để chuyên sâu nghiên cứu thị trường nội địa.
- Phải xác định bộ phận khách hàng (người già, trẻ em, nam, nữ…) mà công ty muốn thu hút để tung ra các chính sách quảng cáo khuyếch trương và bán sản phẩm cho phù hợp.
- Thị trường các sản phẩm da và giả da ở Việt Nam hiện nay đã bảo hoà với nhiều hãng sản xuất lớn của nước ngoài (Adidas, Nika, Reebook…).
4.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
Xây dựng một mạng lưới kênh tiêu thụ rộng khắp: Kênh tiêu thụ là một tập hợp các tổ chức mà qua đó người bán sản phẩm của mình cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Thông thường, sản phẩm của một công ty có đến tay người dùng hay không là do mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả hay không. hệ thống này là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài phải mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng và không dễ gì thay đổi được.
Trước tình hình đó em xin đưa ra biện pháp hoàn thiện thêm mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại công ty Giầy Thăng Long như sau:
Đối với khu vực miền Bắc và miền Trung, nếu so sánh với thị trường miền Nam thì thị trường tiêu thụ khu vựcnày có rất nhiều thuận lợi cho công ty. Đó là do khoảng cách địa lý từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là gần chi phí vận chuyển thấp, hơn nữa ở khu vực này sản phẩm công ty ít bị cạnh tranh bởi sản phẩm của các đối thủ khác hơn. Do vậy doanh thu từ khu vực thị trường này luôn đạt mức cao nhất cũng là điều kiện dễ hiểu. Hình thức bán hàng trực tiếp của công ty vẫn là mua bán sản phẩm của công ty đặt tại Hà Nội thì sản phẩm công ty sẽ được bán đứt cho các công ty thương mại . Hơn nữa với hình thức này thì hình ảnh, thương hiệu quả công ty không được đông đảo người tiêu dùng biết đến, hoặc có biết thì cũgn phải qua lời chào hàng giới thiệu của
75 nhân viên bán hàng tại cửa hàng đó và như vậy công ty đã bỏ lỡ một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
Để đảm bảo hiệu quả, công ty nên xem xét lựa chọn đại lý dựa trên các tiêu thức sau:
+ Đại lý phải có tư cách pháp nhân
+ Phải có tài chính nhất định, bảo đảm có thể cung ứng trước lượng tiền nhất định theo giá trị lô hàng giao nhận từ 65% trở lên.
+ Phải có những kiến thức về kinh tế, văn hoá, pháp luật và am hiểu về sản phẩm của công ty.
Sơ đồ kênh tiêu thụ của công ty tại khu vực thị trường phía Bắc sau khi đã cải tiến
Đồng thời với việc mở các đại lý tì công ty cũng nên có các chính sách giá cả hợp lý để khuýên khích họ. Ngoài chính sách như hỗ trợ tiền vận chuyển, công ty nên có những mức giá triết khấu hợp lý như giảm giá 1% đối với các đại lý thanh toán tiền hàng trong 1 tháng kể từ lúc nhận hàng.
Đối với khu vực phía Nam có thể nói đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với công ty. Nhưng thực tế thì thị trường này lại gần như bỏ ngỏ đối với công ty, doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ bé trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa. Có thể là do khoảng cách địa lý quá xa, chi phí vận chuyển lớn dẫn tới sẽ đẩy giá thành lên cao.
Công ty Giầy Thăng Long Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Các đại lý Người tiêu dùng Các công ty thương mại
76 Theo tính toán thì công ty cần phải mở tối thiểu 5 cửa hàng giới thiệu tại khu vực thị trường này
Chi phí đựơc tính toán như sau:
- Chi phí thuê cửa hàng: 1500. 000 x 12 = 18.000.000 đồng
- Chi phí nhân công bán hàng (mỗi cửa hàng cần một người): 700.000 x 12 = 8.400.000 đồng
- Chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng (tủ, kệ) là: 3.000.000 đồng Tổng chi phí cho một cửa hàng là: 29,4 triệu đồng
Việc đánh giá sản phẩm cho khu vực phía Nam này cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Giá bán vừa phải đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi đồng thời cũng không được phép quá cao, làm sao để khách hàng chấp nhận được. Do vậy em xin đề xuất phương pháp định giá bán tại thị trường nay như sau: áp dụng hình thức: "xác định giá cho trạm cơ sở". Công ty sẽ chọn thành phố Hồ Chí Minh làm trạm cơ sở và thu tất cả khách hàng ửo khu vực phía Nam cước phí vận chuyển bằng tổng chi phí vận chuyển hàng hoá từ công ty vào thành phố Hồ Chí Minh.
5. Tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ xúc tiến
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì hình thức quảng cáo và khuyến mại sản phẩm là một trong những phương tiện để các doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh với nhau. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào có chương trình quảng cáo và khuyến mại hấp dẫn thì doanh nghiệp đó sẽ lôi cuốn được nhiều người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, do chưa đánh giá đúng vai trò và tác dụng của công tác quảng cáo, công ty Giày Thăng Long dành quá ít kinh phí cho hoạt động này, hơn nữa các hình thức quảng cáo chưa thực sự phong phú, gây ấn tượng, các hoạt động chủ yếu của công ty là: tham gia hội trợ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm
77 Tên sản phẩm Giày da, giày vải và các sản phẩm từ da
Mục tiêu Giới thiệu, khuyếch trương nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
Người nhận thông tin Những người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng Nội dung quảng cáo Tính năng, công dụng, chất lượng mẫu mã sản
phẩm
Phương tiện quảng cáo Ti vi, tạp chí, báo, đài, qua mạng Intenet, đơn chào hàng
Phương thức quảng cáo Quảng cáo liên tục qua các chương trình trên vòng 1 tháng sau đó giảm dần thời lượng
Kinh phí quảng cáo Khoảng 1 tỷ
Về mặt nội dung quảng cáo, công ty phải xác định được lời quảng cáo. Lời quảng cáo phải ngắn gọn, gây ấn tượng, nhấn mạnh đến chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, uy tín của công ty trong thời gian qua. Bên cạnh đó, nội dung quảng cáo phải đề cập đến những đặc trưng của sản phẩm như chất lượng, giá cả.
Ngoài việc quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, thì một hình thức khác cũng rất hữu hiệu đó là tham gia các hoạt động tài trợ cho các phong trào văn hoá xã hội, thể thao,
Các hoạt động hỗ trợ khác.
Bảng 16: Kế hoạch chƣơng trình quảng cáo trong những năm tới
Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ lệ Quý I Quý II Quý III
Quý IV Việt Nam 500
I. Quảng cáo 300 60% 60 60 75 105 1. Quảng cáo trên báo 150 30% 30 30 37.5 52,5 2. Quảng cáo trên đài 150 30% 30 30 37,5 52,5
78
2.1. Quảng cáo trên đài TƯ 100 20% 20 20 25 35 2.2. Quảng cáo trên đài
địa phương 50 10% 10 10 12,5 17,5 II. Xúc tiến 200 40% 40 40 50 70 1. Tặng quà 100 20% 20 20 25 35 2. Hội nghị khách hàng 100 20% 20 20 25 35 Tổng cộng (I + II) 500 100% 100 100 125 175 Số tiền Tỷ lệ Quốc tế 35 I. Thiết kế Web 14 40%
II. Vận hành trang Web 7 20%
79
Biểu: Dự kién doanh thu thu đƣợc sau khi tiến hành chƣơng trình quảng cáo
Đơn vị: triệu đồng Doanh thu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nội địa 66812,5 81177,2 98630,2 119835,75
Xuất khẩu 88564,5 107606,8 130741,8 1578564,25
Tổng 155377 188784 229372 278600
Một vấn đề đặt ra trong việc hoạch định các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng đó là công ty cần đưa ra chính sách giá hợp lý phù hợp với từng sản phẩm cũng như phù hợp với chiến lược Marketing
Căn cứ để xác định giá là:
- Khung giá, mức giá do Nhà nước khống chế
- Dựa vào yêu cầu, mục đích sản xuất giá thành đơn vị sản phẩm trong dự toán
- Căn cứ vào yêu cầu, mục đích thâm nhập thị trường của công ty
6. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
* Tổ chức lại cơ cấu lao động
Qua tình hình ở công ty cho thấy, cơ cấu lao động ở công ty hiện nay là chưa hợp lý, số lao động phổ thông quá lớn chiếm hơn 80% tổng số lao động, trong khi số lao động có trình độ tay nghề đã qua đào tạo lại quá ít chỉ chiếm từ 6-10%. Do đó công ty cần tiến hành điều chỉnh lai cơ cấu lao động sao cho hợp lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất một cách cao nhất.
* Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển.
Xét thực trạng lao động của công ty có thể thấy việc đào tạo và tái đào tạo cho người lao động là việc làm rất cân thiết. Tuy nhiên để công tác này
80 thực sự có hiệu quả thì công ty cần phải đánh giá phân loại đội ngũ lao động theo trình độ chuyên môn tay nghề.
Khi tiến hành đào tạo và tái đào tạo, công ty cần phải bám sát theo cơ cấu lao động đã xác định và yêu cầu đòi hỏi của công việc.
- Với cán bộ quản lý cần bồi dưỡng kiến thức quản lý cho phù hợp với sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có khả năng ứng phó nhanh nhạy.
- Các cán bộ làm công tác thị trường phải được bồi dưỡng, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường
- Công nhân phải được thường xuyên nâng cao tay nghề và tiếp cận với công nghệ máy móc hiệnd dại, khai thác hết khả năng, công suất của thiết bị.
- Đào tạo lại những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng kế hoạch cán bộ kế cận, đặc biệt chú ý đào tạo về lý luận kỹ thuật quản lý cho lớp kế cận
* Nâng cao công tác tuyển chọn
Tuyển chọn lao động là một tất yếu khách quan lâu dài đối với cả doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
* Giải pháp về lao động
Công ty có thể tuyển lao động từ các nguồn như:
- Tiếp nhận công nhân tốt nghiệp các trường đã tào tạo tay nghề hoặc công nhân làm việc trong các công ty giầy khác.
- Tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học
- Tuyển chọn học sinh chưa biết nghề nhưng có văn hoá phổ tonog trung học, đào tạo từ đầu tới thành nghề.
81
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có mục tiêu bao trùm đó là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại mà là điều kiện để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để có được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng tăng thì doanh nghiệp phải từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty giầy Thăng Long đã vượt qua bao khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó công ty luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND thành phố Hà Nội và các ban, ngành, Nhưng bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, Công ty cũng còn có những khó khăn từ chính bản thân công ty cũng như từ phía khách quan đem lại. Công ty giầy Thăng Long chấp nhận cạnh tranh và thu được lợi nhuận không nhỏ, đứng vững trong cơ chế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp – Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.
Bằng những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, bằng những kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình học tập tại công ty Giầy Thăng Long em cũng xin đưa ra một số ý kiến về các giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tới.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên bài viét của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo, của tập thể cán bộ công nhân viên công ty Giầy Thăng Long để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Kim Chiến hà đã tận tình hướng dẫn em viết chuyên đề này. Em xin cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Giầy Thăng Long đã tận tình tạo điều kiện cho em hoàn thành thực tập và góp ý chuyên đề này
Hà Nội, tháng 6 năm 2006
82
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Kinh doanh Tổng hợp - Trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD 1997
2. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - Trung tâm đào tạo Quản trị Kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD 2000.
3. Giáo trình môi trường kinh doanh và đào tạo kinh doanh - Trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD 1997
4. Marketing căn bản. Philip Koler. Nxb Thống kê. 1994
5. Những vấn đề về hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công nghiệp. Ngô Đình Giao. Hà Nội: lao động 1984
6. Hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công nghiệp. Nguyễn Sý Thịnh, Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Thống kê, 1985
7. Thời báo kinh tế, Công báo cáo số nưm 1996 đến nay 8. Các tài liệu của Công ty Giầy Thăng Long