0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NH

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI:" CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG" POT (Trang 25 -56 )

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG

PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH TRUNG VIỆT

2.2.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN

HÀNG

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Cao học 1 1 2

Đại học 65 69 77

Lao động phổ thông 8 10 13

Tổng nhân viên 74 80 91

Nhận xét: Trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đến 2008, nền kinh tế bị khủng hoảng trên toàn thế giới, chính điều này đã làm cho việc tăng thêm nhân viên tại chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nhân viên năm 2008 tăng lên không đáng kể. Nhưng đến 2009, khi nền kinh tế dần ổn định hơn, để phục vụ khách hàng ngày càng được tốt hơn, Ngân hàng đã mở thêm một số chi nhánh vì vậy số nhân viên năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008.

2.2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀOTẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.2.2.1 Pháp luật lao động.

Luật lao động là đạo luật quan trọng của bất kì quốc hội nào. Ở nước ta ngay từ năm 1947 đến 1950 các sắc lệnh về lao động đã được ban hành.Sau đó các văn

bản dưới luật thường xuyên bổ sung cho phù hợp với điêù kiện kinh tế xã hội của nước ta. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng được hoàn thiện, trong đó không thể không nói đến sự cải thiện và bổ sung đáng kể của bộ luật lao động của nước ta, qui định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của người lao động, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó còn qui định chặt chẽ những qui chế, qui định về việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên. Những quy định về thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi, các loại bảo hiểm xã hội và bảo hiểm bắt buộc, những khoản trợ cấp, tiền lương, an toàn lao động... cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo của Ngân hàng.

2.2.2.2 Đặc điểm ngành nghề và thị trường lao động.

Đặc điểm ngành nghề

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhạn tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hoạt động của ngân hàng thương mại cũng có nhiều phương pháp mới nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng đều phụ thuộc vào khách hàng.

Mặt khác, hàng hoá mà các ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hoá đặc biệt, nó rất nhạy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội. Ngân hàng là một ngành chứa nhiều rủi ro. Một biến động bất lợi của môi truờng kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng bán lẻ, dịch vụ tiện ích, ngân hàng hàng đầu… là danh xưng và cũng là mục đích của rất nhiều ngân hàng của Việt Nam đang hướng tới. Tuy

nhiên, việc định vị một thương hiệu ngân hàng có uy tín trong lòng khách hàng lại không đơn giản chỉ là dịch vụ mà còn là yếu tố con người, hệ thống mạng lưới, chiến lược trong hoạt động...

Thị trường lao động

Trong 1 năm trở lại đây, nền kinh tế miền Trung chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lưới dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Đà Nẵng thì toàn TP hiện có 33 chi nhánh ngân hàng cấp 1 được thành lập. Các chi nhánh này quản lý hàng trăm chi nhánh dưới cấp, phòng và điểm giao dịch trong vùng.

Xuất phát từ việc nhiều Ngân hàng TMCP cần hoàn thiện đội ngũ, nhân sự trong thời gian ngắn, nhằm phục vụ cho việc mở thêm phòng giao dịch và công ty trực thuộc ngân hàng như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản... Các nhà tuyển dụng bắt buộc phải chấp nhận việc chạy đua nóng nhằm chiêu mộ nhân tài. Nhiều NHTMCP đã có tốc độ phát triển nhân lực khá cao từ 30 - 70%, thậm chí có nơi đến 150%. cuộc cạnh tranh khốc liệt tranh giành nhân lực chất lượng cao đã diễn ra và nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang thực sự nóng. Trên địa bàn TP. Đà Nẵng cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung hiện nay, các trường đại học, cao đẳng cung cấp một lượng sinh viên khá lớn và phong phú về ngành nghề và đảm bảo đào tạo có chất lượng. Điều đó tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng Phương Đông nói riêng trong việc lựa chọn nhân viên khi tuyển dụng.Việc tuyển lao động có chất lượng sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí đào tạo nhân viên sau này cho Ngân hàng. Vì vậy việc lựa chọn cũng ảnh hưởng không ít đến công tác đào tạo và phát triển của Ngân hàng sau này.

Mặt khác, Ngân hàng Phương Đông có thể hướng đến việc thu hút các nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp đối thủ, các nhân viên từ nguồn này sẽ đáp ứng yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm công tác.

Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị sử dụng để hỗ trợ cho nhiều loại quyết định khác nhau ngoài các quyết định liên quan đến sản phẩm. những hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cho chúng ta biết họ nhận thức ra sao về các xu hướng trên thị trường. Điều này có thể dùng để củng cố lại các giả định của chính ngân hàng về những thay đổi trên thị trường hoặc cảnh báo họ về việc đã bỏ qua một xu hướng nào đó có thể gây nguy hại cho ngân hàng.

Hiện nay, khu vực TP. Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng có rất nhiều Ngân hàng hoạt động trên thị trường này, phần lớn là các Ngân hàng đã hoạt động lâu năm như Đông Á, BIDV, AGRIBANK,…có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là các Ngân hàng mới như VIETA BANK, NAVIBANK, … đội ngũ nhân viên trẻ và năng động. do vậy mà tình hình cạnh tranh và giữ chân khách hàng luôn sôi động.

Chính vì thế, việc xây dựng một chính sách con người như thế nào cho hợp lí để thu hút những người có năng lực đến làm việc cho Ngân hàng là vô cùng quan trọng và cũng vô cùng khó khăn đối với Ngân hàng.

2.2.2.4 Các yếu tố khác.a. Các yếu tố bên ngoài a. Các yếu tố bên ngoài

Môi trường văn hoá - xã hội.

Bất kì một doanh nghiệp nào tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường đều chịu tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội. Để thành công trong kinh doanh thì việc tìm hiểu tâm lí, nhu cầu, tập quán của khách hàng là hết sức cần thiết, để từ đó giúp cho doanh nghiệp có những biện pháp, chiến lược cụ thể và phù hợp với những đòi hỏi, yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, trình độ văn hoá của người dân được nâng cao, mức sống con người ngày càng nâng cao, khi thu nhập tăng lên sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận của con người. Để đáp ứng được thay đổi dó, buộc Ngân hàng phải luôn theo dõi, bám sát thị trường, tự hoàn thiện mình, phải tạo được cho mình một đội ngũ nhân viên lành nghề, có trình độ cao, để có thể tồn tại lâu dài.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự ứng dụng của kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng. Sự bùng nổ của tin học giúp cho con người xử lí thông tin nhanh hơn, đòi hỏi những kỹ thuật cao hơn để co thể tiết kiệm được các hao phí của các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng sẽ làm cho các nước chậm phát triển như nước ta gặp khó khăn trong việc đổi mới những thiết bị công nghệ do thiếu vốn đầu tư, thiếu trình độ khai thác công nghệ mới. Đồng thời sẽ dẫn đến nhiều khó khăn và tốn kém trong việc đào tạo những cán bộ khoa học kỹ thuật theo kịp với sự thay đổi đó. Chính vì vậy việc lập một chính sách phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu đó là một viêc cấp thiết.

Môi trường chính trị:

Trong những năm gần đây, sự cải thiện mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam về môi trường chính trị và pháp luật tạo điều kiện tốt cho các ngành phát triển tự do và cạnh tranh công bằng. và một khi hàng lang pháp lý thông thoáng sẽ giúp cho các nhà đầu tư và Việt Nam ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho tất các ngành phát triển. Trong đó không kẻ đến sự phát triển của ngành Ngân hàng. Ngoài ra sự bảo hộ của Nhà Nước đối Ngân hàng thương mại cũng không còn. Điều này tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ về sự cạnh tranh công bằn giữa các Ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì ngành cũng gặp nhiều khó khăn đó là phải đối mặt cạnh tranh không chỉ với các Ngân hàng trong nước mà còn đối với các Ngân hàng nước ngoài, tình hình sẽ càng gay gắt hơn.

b. Các yếu tố bên trong.

Trong Ngân hàng, các bộ phận chưa coi trọng, chưa tiến hành một cách thường xuyên, chính thức công tác đánh giá công việc. Vì vậy, việc xác định đúng nhu cầu về trình độ chuyên môn, những kỹ năng, kiến thức còn thiếu dẫn đến việc bổ sung nhân viên đi đào tạo khó khăn, không được chính xác và đầy đủ.

Ngân hàng chưa xây dựng được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn một cách cụ thể vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không có cơ sở để định hướng phát triển lâu dài. Chưa xây dựng được mục tiêu của chương trình đào tạo làm căn cứ cho các học viên báo cáo kết quả học tập.

Thiếu đội ngũ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Ngân hàng. Do vậy, việc quản lý công tác đào tạo và phát triển còn lỏng lẻo và bất cập.

Một số phòng ban chưa tạo nên được không khí hăng say học tập, phát huy sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

c. Các tố thuộc về cá nhân của người lao động

- Khả năng tài chính - Điều kiện học tập ....

2.2.3 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒNNHÂN LỰC TRONG NGÂN HÀNG

NHÂN LỰC TRONG NGÂN HÀNG

2.2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Việc xác định nhu cầu đào tạo và phân tích sẽ đóng góp đáng kể vào sự thành công của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngân hàng Phương Đông (CNTV) căn cứ vào chiến lược phát triển, nhu cầu đào tạo và phát triển được xác định từ các bộ phận trên cơ sở chiến lượt của Hội sở chính và chức năng nhiệm vụ, những đòi hỏi về trình độ, khả năng đáp ứng công việc cụ thể của từng nhân viên.

Nhu cầu đào tạo và phát triển được xác định từ vị trí các tổ chức đoàn thể và nhu cầu cá nhân: Khi các tổ chức đoàn thể hoặc cá nhân trong Ngân hàng có nhu cầu đào tạo và phát triển phải trình lên lãnh đạo Ngân hàng và đều được xem xét giải quyết.

Nếu người có nhu cầu đào tạo mà được Ngân hàng cử đi học thì sẽ được Ngân hàng trả học phí và cho hưởng lương với mức 100% sau đó cam kết sau khi hoàn thành khóa học phải làm việc cho Ngân hàng trong một thời gian nhất định.

Nếu người có nhu cầu đào tạo mà không phù hợp với nhu cầu của Ngân hàng (không được Ngân hàng cử đi học) thì tùy theo đối tượng cụ thể và tùy từng trường hợp mà có thể được hưởng 50% học phí và 50% lương cho việc đi học.

2.2.3.2 Nội dung và phương pháp đào tạoa. Nội dung đào tạo a. Nội dung đào tạo

Tuỳ theo từng lĩnh vực công việc mà có rất nhiều nội dung đào tạo và phát triển được áp dụng để đào tạo nhân viên trong Ngân hàng.

Lĩnh vực quản lý:

• Đào tạo trình độ quản lý.

• Đào tạo kỹ năng nghiên cứu thị trường, nghiệp vụ kinh doanh Các lĩnh vực khác:

• Đào tạo những kiến thức bổ trợ cho công việc. Những kĩ năng ngoài cần thiết cho công việc của nhân viên.

• Đào tạo lại kĩ năng cho nhân viên khi nâng bậc, nâng lương khi thay đổi công nghệ hoặc sắp xếp lại tổ chức.

• Đào tạo công việc cho cho nhân viên mới.

b. Phương pháp đào tạo

Đối với cán bộ quản lí

Trong thời điểm tình hình kinh tế thị trường hiện nay , người lãnh đạo doanh nghiệp cần có đủ thao lược và bản lĩnh để đối phó với những biến động, phải đưa ra được những quyết sách ứng phó nhanh chóng và hiệu quả. ddoongji lãnh đạo phải luôn xuất hiện ở tuyến đầu, tự mình xung trận để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.

Người lãnh đạo phải tạo ra môi trường làm việc năng động, thuận lợi để nhân viên có thể quyết định ở mức cao nhất.

Người lãnh đạo phải biết phân bố thời gian cho phù hợp vì hiện nay yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng. Chần chừ, không dám quyết định là một tai hoạ. Đối với những quyết định khó khăn, người lãnh đạo phải cho nhân viên biết trước, đừng để nhân viên tự khám phá bằng cách khác. Khi tập thể nhân viên đã tin tưởng thì sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ

Người lãnh đạo cũng phải biết hy sinh lợi ích, gương mẫu trong chi tiêu; tự hạn chế những tiêu chuẩn dành cho mình và tiết kiệm chi phí cho công ty; bảo đảm cán cân “ thu chi “ một cách tối ưu. Thu càng nhanh càng tốt. Chi những gì đáng chi. Đây là những điều cơ bản và đơn giản cần phải hoàn thiện ở nhà lãnh đạo.

Đây là lực lượng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng Ngân hàng vẫn chưa hình thành nên một chiến lược nào để đào tạo và phát triển cán bộ quản lí trong thời đại mới. Phần lớn các cán bộ quản lí hiện tại tự mình học hỏi là chính, bên cạnh đó còn học hỏi thông qua các chương trình do Hội sở chính tổ chức. Đây là một hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là các bộ quản lí để đáp ứng kịp thời với xu hướng phát triển của thời đại.

Đối với nhân viên.

Đối với nhân viên thì nhân viên phải đồng cam cộng khổ, tự nguyện chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp; nắm vững chuyên môn đã học và ứng dụng tốt vào công việc; không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ; linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề phát sinh để đưa ra các giai pháp nhanh chóng và hữu hiệu. Mỗi nhân viên phải tạo môi trường hoà đồng, nâng cao ý thức đoàn kết trong tập thể để mỗi người giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả công việc. Việc đầu tiên để nhân viên có thể trau dồi và đóng góp tri thức của mình vào hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra bầu không khí an toàn và thân thiện. Đào tạo để nhân viên cảm thấy họ được khuyến khích

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI:" CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG" POT (Trang 25 -56 )

×