Chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM học PHẦN KINH DOANH QUỐC tế II đề tài cấu TRÚC và CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế của APPLE (Trang 44 - 48)

IV. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ĐỐI VỚI APPLE

2. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Tóm tắt sự kiện ảnh hưởng đến Apple

Ngày 6/7/2018 và 23/8/2018: Hai vòng đầu tiên về thuế quan áp mức thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng chỉ ảnh hưởng đến 1 sản phẩm: Apple USB Superdrive.

Ngày 24/9/2018: Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc, đưa tổng trị giá hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ USD. Mức thuế này sẽ tăng lên 25% kể từ 1/1/2019. Trung Quốc chính thức áp thuế 5-10% lên 60 tỷ USD hàng từ Mỹ. 19 sản phẩm của Apple bị áp thuế, bao gồm các sản phẩm phụ kiện như chuột, bàn phím,... nhưng các sản phẩm này chiếm phần nhỏ trong doanh thu của Apple.

Ngày 1/9/2019: Mỹ chính thức áp thuế bổ sung lên 125 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc (Danh sách 4A), với phạm vi hàng hóa bị áp thuế trải rộng từ giày dép, thực phẩm, đồng hồ đến TV màn hình phẳng… 33 sản phẩm cũng bị ảnh hưởng, bao gồm Apple Watch, Airpods. Apple chỉ có thể trơng chờ vào doanh số của 2 sản phẩm này để bù cho sự sụt giảm doanh số của Iphone.

Ngày 15/12/2019: Tổng thống Trump tuyên bố vào đầu tháng 8/2019 rằng các sản phẩm Macbooks, Iphone sản xuất ở Trung Quốc có thể khơng bị áp thuế đến tận 15/12/2019. Doanh số Iphone là cao nhất, chiếm 55.6% doanh thu 3 quý năm 2019.

Trong suốt cuộc chiến thương mại, Apple đã yêu cầu - và nhận được - miễn thuế đối với các sản phẩm chính của mình. Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã gặp Trump vào tháng 8 để thảo luận về tác động của thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Mặc dù iPhone có thể bị áp thuế vào ngày 15 tháng 12, nhưng cho hết năm 2019 nó đã tránh được các loại thuế thành công trong cuộc chiến thương mại.

2.1 Sự phụ thuộc doanh thu của Apple vào Trung Quốc

Một trong những lý do khiến Apple bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung là sự phụ thuộc của doanh thu vào thị trường Trung Quốc.

Không như các hãng công nghệ lớn khác, Apple kiếm phần đáng kể trong doanh thu, lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm cho người tiêu dùng Trung Quốc. Từ năm 2015 đến năm 2019, doanh thu của Apple tại thị trường Trung Quốc thường chiếm từ 17% - 25% tổng doanh thu toàn cầu. Đây được coi là khu vực làm ăn lớn thứ ba của Apple, sau Mỹ và châu u. Tuy nhiên, căng thẳng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến

cho kết quả kinh doanh tại Trung Quốc giảm từ 51.8 tỷ USD xuống 43.7 tỷ USD trong năm 2019 và thị phần doanh thu tại thị trường này cũng giảm từ 20% xuống 17% tổng doanh thu tồn cầu của Apple.

Hình 4.2: Doanh thu của Apple tại Trung Quốc từ năm 2010 – 2019

Nguồn: Statista

2.2 Nhu cầu của người dân Trung Quốc đối với sản phẩm của Apple bị thay đổi

Không chỉ lo ngại các biện pháp trả đũa từ chính phủ Trung Quốc, Apple cịn đối mặt một nguy cơ khác từ đơng dân này. Đó là phản ứng giận dữ của người tiêu dùng Trung Quốc trước các biện pháp cứng rắn của chính phủ Mỹ nhắm vào hàng hóa Trung Quốc cũng như các công ty công nghệ của nước này, điển hình như Huawei. Điều làm CEO Tim Cook và ban lãnh đạo Apple lo lắng chính là nhu cầu về các sản phẩm của Apple của người tiêu dùng có xu hướng giảm mạnh.

Giữa tháng 5 năm 2019, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt tập đồn cơng nghệ Huawei của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, cấm Huawei tiếp cận sản phẩm cơng nghệ Mỹ với lí do an ninh quốc gia.

Từ góc nhìn của người tiêu dùng Trung Quốc với tư tưởng dân tộc mạnh mẽ, hành động này của ông Trump là thủ đoạn nhằm kiềm chế sự lớn mạnh của Huawei nói riêng và ngành cơng nghệ Trung Quốc nói chung.

Để trả đũa các sắc lệnh bất lợi cho Huawei từ chính quyền Mỹ, người Trung Quốc đẩy mạnh tiêu dùng hàng nội địa Trung Quốc và tẩy chay hàng Mỹ. Điều này vơ tình biến Apple trở thành nạn nhân và mất dần thị phần vào tay Huawei. Vài tháng

sau đó, lượng tìm kiếm về iPhone trên trang Baidu giảm mạnh đến 50% trong tháng Một và tháng Hai năm 2019.

Hinh 4.3: Thị phần doanh số điện thoại tại Trung Quốc của các hãng công nghệ từ quý 3 năm 2018 đến quý 3 năm 2020 (đơn vị: %)

Nguồn: Canalys

2.3 Chuỗi cung ứng sản xuất tại Trung Quốc

Xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang lên một bước mới khi vào ngày 10/5/2019, Mỹ chính thức nâng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, từ 10% lên 25%. Động thái này sẽ làm tăng giá các linh kiện quan trọng của iPhone - nguồn doanh thu lớn nhất của Apple. Việc tăng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ khiến chi phí sản xuất các sản phẩm, linh kiện của Apple tăng lên, và phần chi phí đó được tính vào giá thành sản phẩm, chúng sẽ càng khiến các sản phẩm vốn đã đắt đỏ của Apple có giá cao hơn nữa. Điều này càng tồi tệ hơn đối với hoạt động kinh doanh iPhone tại Trung Quốc khi nhu cầu đang trên đà sụt giảm.

Khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc trở nên cao hơn kèm và những căng thẳng khơng thể đốn trước trong mối quan hệ với Mỹ, Apple cùng các công ty sản xuất linh kiện (Foxconn, Pegatron, Wistron,...) cho Apple đã lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất một số mặt hàng khỏi Trung Quốc.

Yêu cầu chính của Apple là chuyển từ 15 đến 30% sản lượng từ mỗi nhà máy cung cấp linh kiện cho Quả táo lớn. Bằng cách này, Apple bắt đầu đa dạng hóa các thành phần linh kiện của sản phẩm, để không chỉ các thành phần của thiết bị của họ được lấy từ Trung Quốc, mà từ các nước khác để tránh ảnh hưởng cuộc chiến thương mại.

Các quốc gia trong danh sách tương thích với sự đa dạng hóa mà họ có kế hoạch là Mexico, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia hoặc Malaysia, một số quốc gia nơi một số thiết bị đã bắt đầu được sản xuất đầy đủ, như trường hợp của Ấn Độ hoặc Việt Nam.

 Tại Ấn Độ: Chính phủ cũng hỗ trợ chính sách để Apple tiếp tục gia tăng sản xuất iPhone ở nước này Pegatron Corp., gã khổng lồ trong lĩnh vực lắp ráp iPhone, cũng đã đầu tư 150 triệu USD vào dây chuyền sản xuất ở Ấn Độ và bắt đầu vận hành vào cuối năm 2021. Foxconn đã chi 1 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy ở Ấn Độ theo yêu cầu của công ty Hoa Kỳ.

 Tại Mỹ: Chính phủ Mỹ cũng đang tạo điều kiện cho việc sản xuất iPhone bằng cách giảm thuế sản xuất chip trong nước.

 Tại Việt Nam: Đối tác lắp ráp chính của Apple là Foxconn đã bơm 270 triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy ở Việt Nam, lên kế hoạch chuyển việc lắp ráp một số linh kiện của Ipad, MacBook, Airpod.

Điều này cho thấy một cuộc di dời lớn và kéo dài của Apple có thể ảnh hưởng đến vai trị của Trung Quốc với danh xưng công xưởng thế giới. Tuy nhiên việc di chuyển nguồn lực sản xuất khỏi Trung Quốc cịn bị đình trệ và gặp nhiều khó khăn.

Những nhược điểm của kế hoạch di chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc

 Hệ sinh thái phù hợp với Apple hơn các nước khác: Tim Cook cho rằng Apple lắp ráp các sản phẩm của mình ở Trung Quốc vì hệ sinh thái cơng nghệ của Trung Quốc khiến nước này trở thành quốc gia duy nhất có khả năng cung cấp sự kết hợp phù hợp giữa chuyên môn, nhà cung cấp và lao động ở quy mô mà Apple cần.

 Chuỗi cung ứng của Apple phức tạp và khó di dời: Chuỗi cung ứng và sản xuất các sản phẩm của Apple được đánh giá là một trong những mơ hình phức tạp nhất trên thế giới, thậm chí việc chuyển dịch cơ sở sản xuất nhằm tránh lệ thuộc vào Trung Quốc cịn khó khăn hơn trước những vấn đề phát sinh và việc phải từ bỏ cả một hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ hiện đại. Quá trình sản xuất một thiết bị bao gồm rất nhiều bước, trong đó chuỗi cung ứng linh kiện chiếm vị trí quan trọng. Mỗi thiết bị cơng nghệ hiện đại có hàng trăm loại linh kiện khác nhau. Khiến cho vấn đề chuyển đổi tồn bộ chuỗi cung ứng sẽ khơng hề dễ dàng.

 Chi phí chuyển dịch là rất lớn: Chỉ chuyển từ 5-7% sản lượng của Trung Quốc đến các nước châu Á khác như Ấn Độ hoặc Việt Nam sẽ mất 18-24 tháng. Nhiều linh kiện cho các thiết bị của Apple như bảng mạch, màn hình hiển thị, bộ sạc, cáp, pin đều được sản xuất tại Trung Quốc. Nhập khẩu chúng sang các quốc gia khác trước

khi lắp ráp các thiết bị cuối cùng sẽ phải chịu chi phí thuế quan và chi phí đào tạo lao động cho Apple. Chi phí rời khỏi Trung Quốc do đó sẽ rất lớn.

 Điều kiện các quốc gia ngoài Trung Quốc chưa đáp ứng được: Một sự thay đổi quy mơ lớn khó có thể xảy ra trong tương lai vì hầu hết các quốc gia khơng cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động tuy giá rẻ nhưng chưa có tay nghề cao, tốn nhiều chi phí đào tạo và sự hỗ trợ của chính phủ nước khác chưa tạo thuận lợi cho Apple như chính phủ như Trung Quốc.

 Khơng có lợi cho Trung Quốc và Apple: Những đối tác sản xuất linh kiện và lắp ráp iPhone tại đất nước tỷ lệ đã giúp tạo ra công việc cho hàng triệu người. Nếu chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc, đội ngũ lao động sẽ bị thất nghiệp, dây chuyền sản xuất sẽ bị cắt giảm, người Trung Quốc có thể tẩy chay Apple hơn hiện nay. Điều này có thể khiến Apple bị mất nhiều doanh thu tại Trung Quốc.

=> Việc chuyển đổi chuỗi cung ứng để tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ mất nhiều thời gian và trong ít nhất 5 năm tới, Trung Quốc vẫn sẽ là trung tâm sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM học PHẦN KINH DOANH QUỐC tế II đề tài cấu TRÚC và CHIẾN lược KINH DOANH QUỐC tế của APPLE (Trang 44 - 48)