CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TPHCM vào tháng 11 năm 2020 thông qua phương pháp nghiên cứu thăm dò, khám phá các đề tài các yếu tố ảnh hướng đến hành vi sử dụng nhựa một lần của người dân tại TP.HCM . Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm:1
Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng đồ nhựa một lần và các biến quan sát đo lường các tiêu chí này.
Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng đồ nhựa một lần của người dân tại TP.HCM được nhóm tác giả đề xuất trong mơ hình lý thuyết ở chương 2; các biến quan sát đo lường các tiêu chí này được nhóm tác giả phát triển trong thang đo nháp, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng nhựa một lần của người dân TP.HCM và phát triển thang đo chính thức.
Thang đo nháp được sử dụng để thiết kế bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử 20 người dân tại TP.HCM, nhằm đánh giá mức độ hồn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của đáp viên (người được phỏng vấn), trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.
Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện vào tháng 11 năm 2020. Kết quả thảo luận nhóm tập trung là cơ sở để nhóm tác giả hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết được nhóm tác giả đề xuất trong chương 2 và thang đo được nhóm tác giả phát triển dựa vào các khái niệm nghiên cứu được tổng kết từ lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
Đáp viên (người dân tại TP.HCM) có hiểu được các phát biểu hay khơng? - Đáp viên có thơng tin để trả lời hay khơng?
- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thơng tin hay khơng?
Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp và ngôn ngữ được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng
1Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm tập trung là một trong các cơng cụ thích hợp để thực hiện nghiên cứu định tính trong thị trường hàng tiêu dùng (Churchill 1979, Stewart & Shamdasani 1990).
và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi làm khảo sát. Việc khảo sát được nhóm tác giả thực hiện giữa tháng 11 năm 2020 qua mẫu khảo sát mạng internet.
3.2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ
3.2.1.1 Kết quả thảo luận nhóm tập trung
Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất khẳng định:
Các yếu tố được nhóm tác giả đề xuất trong mơ hình lý thuyết ở chương 2 là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng đồ nhựa một lần tại TP.HCM.
Như vậy, với kết quả này, mơ hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng đồ nhựa một lần và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.