Đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự trong hoạt động chứng minh và sự triệt để tuân thủ pháp luật

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 35)

3. NHỮNG BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.2 Đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự trong hoạt động chứng minh và sự triệt để tuân thủ pháp luật

triệt để tuân thủ pháp luật

“Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” là một nguyên tắc chỉ đạo được quy định

tại Điều 52 Hiến Pháp 1992 thể hiện bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, các biện pháp hoàn thiện vai trò chứng minh của đương sự cũng phải đảm bảo được nguyên tắc cụ thể này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đương sự thể hiện vai trò chứng minh hàng đầu của mình. Chủ thể của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự rất đa dạng bao gồm các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của chung), tòa án, viện kiểm sát (trong trường hợp viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án). Trong đó, vai trò của đương sự ở vị trí trung tâm và quyết định đến việc chứng minh của các chủ thể khác. Hơn nữa, các bên đương sự là những cá nhân, cơ quan, tổ chức có địa vị pháp lý bình đẳng nên các biện pháp đưa ra để hoàn thiện vai trò chứng minh của đương sự phải mang tính bình đẳng. Bình đẳng ở đây nghĩa là không có bất cứ sự phân biệt nào về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự. Không ai có bất cứ một đặc quyền, đặc lợi nào dù đó là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng thời hậu quả pháp lý bất lợi sẽ áp dụng cho tất cả các đương sự không thực hiện hay thực hiện một cách không đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình. Có làm được như vậy mới giúp đương sự hoàn thành tốt quyền và nghĩa vụ chứng minh.

Bên cạnh đó, nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi hoạt động phải dựa trên quy định của pháp luật. Không chỉ đương sự phải triệt để tuân thủ pháp luật khi thực hiện hoạt động chứng minh mà đòi hỏi cả từ phía các cơ quan tổ chức có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ đương sự. Một mặt cần nâng cao ý thức trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức này mặt khác phải quy định các biện pháp chế tài cụ thể để áp dụng khi họ vi phạm, quy kết trách nhiệm về từng cá nhân cụ thể. Có như vậy hoạt động tố tụng mới diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w