Quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn hiện nay ngày càng được quan tâm

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 32 - 33)

quan tâm

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, đương sự còn mang trong mình các quyền của con người, quyền công dân. Những quyền này có mối quan hệ biện chứng với nhau, khi quyền con người, quyền công dân ngày càng được quan tâm hơn, đầy đủ hơn thì quyền đương sự cũng theo đó mà được nâng cao, ghi nhận. Ngược lại, sự ghi nhận ngày càng đầy đủ quyền đương sự trong tố tụng chính là sự thể hiện quyền công dân, quyền con người đang ngày càng phát triển. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến quyền con người như Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, Công ước xóa bỏ mọi sự phân biệt đối với phụ nữ… và được cụ thể hóa thành các quyền của công dân quy định trong Hiến Pháp và pháp luật của nhà nước. Ngày 8/5/2009, tại Geneva (Thụy Sĩ) lần đầu tiên Việt Nam trình bày báo cáo các vấn đề về quyền con người tại kỳ họp thứ V của Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc với sự tham dự của 192 quốc gia thành viên và đã nhận được những sự phản hồi tích cực thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của Việt Nam tới vấn đề này. Như trong báo cáo đã nêu “nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực

cho mọi chính sách phát triển kinh tế – xã hội và luôn nhất quán trong việc bảo đản và thúc đẩy các quyền con người” Việt Nam luôn coi trọng quyền con người trên mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội và đảm bảo thực hiện trên thực tế bằng những cơ chế, chính sách cụ thể. Là một bộ phận của hệ thống chính trị quốc gia nên “hoạt động của nhà nước

trong lĩnh vực tư pháp nói chung và trong hoạt động tố tụng dân sự của tòa án nói riêng không nằm ngoài nguyên lý chung và trên cơ sở quyền con người về dân sự đã được khẳng định trong Hiến Pháp và Bộ luật dân sự”[33] Đây là mục tiêu cơ bản của tố tụng dân sự

trong giai đoạn hiện nay. Đương sự đóng vai trò trung tâm trong tố tụng dân sự. Nếu không có đương sự thì không có tố tụng dân sự và đương sự thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình chủ yếu thông qua hoạt động chứng minh. ở đó, đương sự có thể tự mình định đoạt đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chủ động và tích cực tham gia các quan hệ tố tụng đồng thời có thể giảm gánh nặng về thủ tục cũng như trách nhiệm của tòa án. Thông qua

việc mở rộng các quyền của đương sự, quyền công dân, quyền con người, đương sự có thể dễ dàng trong hoạt động chứng minh tính khách quan của vụ án cũng như tăng thêm tính chịu trách nhiệm đối với các quyền và lợi ích của mình góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy các giao lưu dân sự, thực hiện thành công công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà Nước đã đề ra.

Tổng kết phần 2

Trong phần 2, tác giả đã đi vào nghiên cứu và chỉ rõ vai trò của đương sự là quan trọng nhất trong hoạt động chứng minh thông qua bốn giai đoạn là thu thập, cung cấp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Chỉ rõ những quy định của pháp luật liên quan đến những hoạt động cụ thể này cũng như chứng minh tính quan trọng nhất của đương sự thông qua việc so sánh vai trò chứng minh của đương sự có tính chất quyết định đến hoạt động chứng minh của các chủ thể khác như: người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, viện kiểm sát và tòa án nhân dân. Đồng thời với đó đã đưa ra những luận giải thích hợp về tính lợi ích trong các tranh chấp, sự thống nhất giữa luật nội dung và luật hình thức cũng như những lý luận về việc đương sự là người hiểu vụ án nhất để giải thích rằng tại sao đương sự lại là chủ thể quan trọng nhất trong hoạt động chứng minh.

Trong giai đoạn hiện nay khi những tác động của công cuộc đổi mới hoạt động tư pháp, xu thế của sự hội nhập cũng như trong giai đoạn quyền công dân, quyền con người đang ngày càng được quan tâm hơn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến vai trò chứng minh của đương sự khiến cho vai trò này ngày càng quan trọng hơn.

Từ việc nhận thức rõ vai trò chứng minh của đương sự là quan trọng nhất thì việc tạo ra những cơ chế, quy định cụ thể để họ có thể làm tốt nhất công việc của mình, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp là rất cần thiết. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong phần 3.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 32 - 33)