Một số giải pháp phát triển cánbộ dântộc thiểu số tại thành phố Buôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 56 - 73)

Ma Thuột.

3.2.1. Nhóm giải pháp về tạo nguồn cán bộ.

Một trong những vấn đề mang tính nền tảng của đào tạo nguồn nhân lực cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột là cơng tác giáo dục, nâng cao dân trí, góp phần tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Thành phố Bn Ma Thuột hiện có 01 phịng chun mơn (Phòng Lao động -

Thương binh và Xã hội) có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực

hiện chức năng quản lý Nhà nước về: giải quyết việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương; tiền cơng; bảo hiểm xã hội; an tồn lao động... và 01 Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.

Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố hiện có 27 cơ sở đào tạo nghề từ trình độ sơ cấp đến cao đẳng với hơn 26 ngành, nghề khác nhau thuộc quản lý Nhà nước của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, trong đó: 18 cơ sở đào tạo nghề cơng lập từ trung cấp đến cao đẳng; 06 cơ sở đào tạo nghề tư thục (chủ yếu là trung tâm đào tạo nghề ngắn

sở liên kết (có trụ sở đóng ở tỉnh khác, liên kết đào tạo nghề với một số trường, trung tâm

dạy nghề trên địa bàn Thành phố).

Trên địa bàn Thành phố có 01 Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk có chức năng tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Với hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao cả về số lượng cũng như hoàn thiện về chất lượng. Giai đoạn 2015 - 2020 mỗi năm đào tạonghề cho lao động nơng thơn nói riêng kết quả được 6.000 người/năm. Nhu cầu đào tạo nghề ngắn hạn đã bước đầu đáp ứng nhu cầu học nghề và lao động thực tế trong chuyển đổi nghề, tìm kiếm và tự tạo việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Như vậy, trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao hiệu quả tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Quan tâm, coi trọng tạo việc tạo nguồn từ con em các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, tuyển đúng đối tượng, đúng quy mô đối với từng loại trường Dân tộc nội trú, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học về đào tạo nghề. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh cho từng địa bàn trong thành phố phù hợp với quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số thành phố Buôn Ma Thuột; đồng thời, các phường, xã cũng phải xây dựng quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số thật cụ thể để Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thành phố Bn Ma Thuột có định hướng phân luồng cho phù hợp trong cơng tác tuyển sinh, đào tạo nghề. Trong quá trình đào tạo tại các trường, cần phải tiếp tục phân luồng: Đối với học sinh xuất sắc cần bồi dưỡng để có đủ năng lực thi thẳng vào các trường đại học hoặc chuyển sang dự bị đại học - tiếp tục bồi dưỡng kiến thức phổ thơng đảm bảo mặt bằng trình độ chung, phục vụ cho yêu cầu thi đỗ vào các trường đại học. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số có năng lực và tư duy khá, định hướng cho các em thi vào các trường cao đẳng; đối với những em có năng lực và tư duy trung bình cần định hướng thi vào các trường chuyên nghiệp hoặc trường nghề.

Đối với các em học sinh dân tộc thiểu số sau khi đã tốt nghiệp trung học phổ thông, khơng có điều kiện hoặc khả năng thi đỗ vào các trường đạihọc, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Ủy ban nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột, cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân

phường, xã sử dụng vào các cơng việc thích hợp cơ sở, qua q trình cơng tác thấy có triển vọng phải chú ý phát triển vào Đảng, tiếp tục cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước để sử dụng lâu dài tại địa phương. Đối với số học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy Ban nhân dân Thành phố và phường, xã phải chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, phòng ban cấp huyện, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn Thành phố Bn Ma Thuột phải tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng bố trí việc làm, tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số lâu dài, ổn định cho địa phương, đơn vị.

Như vậy, việc thực hiện cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong những năm qua của thành phố Buôn Ma Thuột đúng đối tượng, đã chú ý đến cơ cấu dân tộc, vùng, miền, các đối tượng là con thương binh, liệt sĩ, con gia đình chính sách.

- Quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số từ xã, phường đến thành phố đảm bảo cơ cấu, số lượng, chất lượng.

Quy hoạch cán bộ có ý nghĩa và vai trị quan trọng đặc biệt, thể hiện tính chiến lược của cơng tác cán bộ, bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm chủ động chọn cử, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ... một cách hiệu quả.

Quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số đảm bảo cơ cấu, số lượng, chất lượng là một cơng việc vơ cùng khó khăn, phức tạp nhưng rất cần thiết. Bởi nó mang tính tự giác, tính tổ chức cao, tính khoa học của q trình hình thành đội ngũ cán bộ này ở các cấp từ cơ sở, đến huyện và tỉnh. Do vậy, xây dựng quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số phải dựa trên cơ sở khoa học, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của giai đoạn hiện nay và những năm tiếptheo sao cho phù hợp với từng ngành, vùng, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng của thành phố Buôn Ma Thuột. Dự báo chiều hướng phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột trong những năm 2020 - 2025 và 2025 - 2030 đón trước thời cơ và thách thức để chuẩn bị một đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý và số lượng đảm bảo. Xác định đúng đối tượng quy hoạch; phải thể hiện được quy luật phát triển và đào thải; phát triển tuần tự có kế hoạch và phát triển. Những đối tượng đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian nhất định mà khơng có triển vọng cần đưa ra khỏi quy hoạch; ngược lại, những đối tượng khơng đưa vào quy hoạch, nhưng có triển vọng phát triển cần được bổ

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ người dân tộc thiểu số, nhất là cấp cơ sở, trong quy hoạch đội ngũ cán bộ này phải đặc biệt chú ý vai trị cấp trưởng: lựa chọn người có khả năng cơng tác và độc lập, linh hoạt, quyết đoán, dám làm và dám chịu trách nhiệm, không thụ động ngồi chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, hoặc chờ hội ý của tập thể đối với công việc thuộc phạm vi quyền hạn của mình có thể giải quyết, nghĩa là có năng lực ra quyết định và xử lý tình huống.

- Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Ngoài các Trường đào tạo ở Trung ương ra, hàng năm tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số tại Tỉnh Đắk Lắk và thành phố Bn Ma Thuột có số lượng tương đối lớn là học sinh, sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương thức sao cho phù hợp và thiết thực với đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ.

Do vậy, đổi mới nội dung sao cho đảm bảo một tỷ lệ thích hợp giữa tri thức nền tảng lý luận với tri thức chuyên mơn và thực hành. Đối với các xã có các bn đồng bào dân tộc thiểu số cần tăng cường bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ công tác cho các đại biểu Hội đồng nhân dân; giúp cho cán bộ Đảng, chính quyền, đồn thể người dân tộc thiểu số triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết tốt những tồn đọng khiếu kiện của dân; giúp đồng bào các dân tộc sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đó là những nội dung thiết thực mà đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số rất cần được trang bị.

Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay, ngoài đổi mới nội dung và phương thức; một trong những giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược là củng cố xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy, học; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố Bn Ma Thuột và các Trường dân tộc nội trú, cao đẳng nghề, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của thành phố, nhất là đối với Trường chính trị tỉnh là nơi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đương chức và cán bộ nguồn cho tồn tỉnh Đắk Lắk, trong đó có thành phố Bn Ma Thuột.

3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ người dân tộc thiểu số.

người dân tộc thiểu số.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách dân tộc; trong đó có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn; chính sách ưu tiên phát triển giáo dục (xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú, cử tuyển tạo nguồn cán bộ)... Nhưng cho đến nay, chính sách chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cơng tác cho cán bộngười dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số cần phải xây dựng và ban hành chính sách chế độ mang tính đặc thù như: chính sách ưu tiên đặc biệt cho những dân tộc có ít cán bộ hoặc chưa có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Xây dựng và ban hành chính sách chế độ đối với cán bộ nữ người dân tộc thiểu số, trong thời gian đào tạo có con nhỏ, ngồi hưởng sinh hoạt phí, phải được bố trí nơi ở thuận lợi và hỗ trợ tiền gửi con ở nhà trẻ, mẫu giáo cơng lập. Xây dựng và ban hành chính sách chế độ hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ người dân tộc thiểu số vừa học vừa làm (được cơ quan chủ quản đồng ý), học hệ vừa làm vừa học, học từ xa hoặc học có hướng dẫn và được cấp bằng tốt nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm khuyến khích cán bộ người dân tộc thiểu số tự học tập, hoàn thiện và vươn lên.

Đề xuất với Tỉnh ủy Đắk Lắk cho chủ trương để xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ người dân tộc thiểu số tại thành phố Bn Ma Thuột có thành tích xuất sắc trong học tập, công tác như: khen thưởng, tăng lương, tuyển dụng, bổ nhiệm... Những cán bộ người dân tộc thiểu số nịng cốt, có uy tín cao, có trình độ học vấn cao, có cống hiến lớn phải được tơn vinh các danh hiệu, nhận phần thưởng cao quý và bố trí sử dụng cán bộ phù hợp.

- Xây dựng và ban hành chính sách bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ người dân tộc thiểu số .

Là thành phố trực thuộc tỉnh Đák Lắk có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ đại học, thạc sỹ trở lên cịn rất khiêm tốn, chưa tưng xứng với vị thế là đơn vị hành chính Trung tâm của Tỉnh Đắk Lắk; trong chính sách của Thành phố Buôn Ma Thuột vẫn chưa đề cập hoặc thu hút, đãi ngộ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ có trình độ cao. Do đó, cần phải xây dựng bổ sung chính sách thu hút, sử dụngcán bộ người dân tộc thiểu số , chính sách luân chuyển cán bộ người dân tộc thiểu số. Các cơ quan của Thành phố cần kết hợp với các ban tham mưu nghiên cứu, đền xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk để ban hành chính sách đãi

ngộ, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, vừa tạo cơ hội bình đẳng giữa các dân tộc, vừa thể hiện được tính ưu việt, đãi ngộ của Thành phố trong việc thu hút nhân tài.

Trong điều kiện chỉ tiêu biên chế của Tỉnh giao về cho thành phố Buôn Ma Thuột cịn hạn hẹp; đồng thời đang trong q trình tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39- NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về ”tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” địi hỏi phải xây dựng và ban hành chính sách bố trí, sử dụng phù hợp với địa phương, tiếp nhận số sinh viên sau khi ra trường về địa phương công tác, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tinh giản biên chế không đồng nghĩa với hạn chế tiếp nhận, tuyển dụng, mà nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy vì cán bộ chính là nịng cốt là bộ khung của bộ máy đó.

Cùng với việc bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy hoạch, tích cực thực hiện luân chuyển cán bộ thành nề nếp, thường xuyên. Căn cứ vào quy hoạch, vào đặc điểm của phường, xã, Ban Thường vụ Thành ủy cần xây dựng kế hoạch luân chuyển chặt chẽ theo quy trình, tránh ồ ạt, hình thức. Làm tốt cơng tác tư tưởng cho các đồng chí trong diện luân chuyển. Đồng thời, quan tâm giải quyết thỏa đáng chính sách chế độ đối với cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng khi được luân chuyển tới nơi công tác mới, để cán bộ n tâm cơng tác, cuộc sống gia đình và của bản thân bớt khó khăn, xáo trộn, nhất là những cán bộ được luân chuyển tới các xã có thơn, bn đồng bào dân tộc.

3.2.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể đối với cơng tác cán bộ người dân tộc thiểu số.

Đảng thống nhất lãnh đạo về quan điểm, đường lối, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ, bảo đảm cho những tư tưởng chỉ đạo đó được nhận thức và chấp hành trong cơng tác cán bộ. Đảng thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; chỉ đạo phương hướng, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển và đề bạt cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ.

Đảng lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trong bộ máy chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở các cấp, các ngành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và Điều lệ của Mặt trận và các đồn thể.

Cơng tác cán bộ là của các cấp, các ngành nhưng trước hết là của cấp ủy. Các cấp ủy cần phải dành nhiều thời gian, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ án bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch đang âm mưu và dùng các thủ đoạn xảo quyệt gây rối, chống phá cách mạng nước ta, thì cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ án bộ người dân tộc thiểu số càng trở nên quan trọng và cấp bách, đòi hỏi các cấp, các ngành mà trước hết là cấp ủy, phải tăng cường hơn vai trị lãnh đạo đối với cơng tác cán bộ.

Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, song công tác cán bộ không phải là của riêng Đảng,

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 56 - 73)