DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.3.1. Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng
Vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, các DTTS ở Việt Nam thường cư trú nhiều ở miền núi, biên giới - nơi có vị trí trọng yếu đối với sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, những vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc đã được các thế hệ đồng bào DTTS kiên cường, bền bỉ, đoàn kết đấu tranh, dựng xây trở thành “phên dậu” của đất nước. Đồng bào các DTTS đã góp phần rất lớn vào cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của dân tộc Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng bào các DTTS
đi theo Đảng đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nhiều người đã sớm giác ngộ cách mạng, trở thành đảng viên ngay từ những năm 30-40 của thế kỷ XX. Một số là những cán bộ lãnh đạo cao cấp xuất sắc như Hoàng Văn Thụ, người dân tộc Tày, là thành viên sáng lập nhóm Thanh niên Cách mạng đồng chí hội từ năm 1926 tại Lạng Sơn, là Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng trong các hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (11/1940) và lần thứ 8 (5/1941). Nhiều gia đình, bản làng ở các vùng DTTS đã trở thành cơ sở cách mạng tin cậy. Nhiều đồng bào DTTS đã bất chấp hiểm nguy, thậm chí hy sinh cả tính mạng để che chở, giúp đỡ cán bộ cách mạng.
Điều đặc biệt là đa số các thành viên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đồng bào DTTS. Nơi ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là tỉnh miền núi Cao Bằng. La Văn Cầu - anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một người dân tộc Tày. Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu đã diễn ra ở vùng miền núi. Chiến thắng Buôn Ma Thuột năm 1975 cũng xuất phát ở vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những minh chứng đó khẳng định đồng bào DTTS và địa bàn vùng dân tộc miền núi đã đóng góp vơ cùng to lớn vào cuộc chiến đấu chung dân tộc Việt Nam anh hùng.
Hồ Chí Minh ln dành sự quan tâm đặc biệt cho đồng bào các DTTS. Người đánh giá cao vị trí trọng yếu của miền núi, khẳng định: “miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phịng, đối với kinh tế” [116 , tr.166]. Mặt khác, Người cho rằng tình hình miền núi phức tạp là tự nhiên vì miền núi gồm nhiều vùng khác nhau. “Có vùng cao, có vùng vừa, có vùng thấp. Có gần 40 dân tộc, phong tục, tập quán khác nhau, sinh hoạt khác nhau” [114, tr.179]. Tuy có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung đồng bào miền núi có truyền thống cần cù và dũng cảm. Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, đồng bào miền núi đã chịu nhiều hy sinh, gian khổ, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Vì vậy, Hồ Chí Minh ln dành cho đồng bào các DTTS tình cảm đặc biệt. Người nói: “đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.
Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” [107, tr.249]. Ghi nhận tinh thần yêu nước, hy sinh anh dũng, lối sống giản dị, chất phác của đồng bào các DTTS, ngay từ khi trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã chọn Cao Bằng làm điểm dừng chân; xây dựng Cao Bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và sau đó là Tây Bắc, làm căn cứ địa của cách mạng. Từ đây, Người đã tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS tham gia phong trào cách mạng, đào tạo đội ngũ cán bộ từ những người con ưu tú của đồng bào các DTTS. Năm 1945, trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu đội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương binh, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán... Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này... Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!” [105, tr.595,596].
Đồng bào các DTTS đã đồn kết và góp sức mình làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến tồn quốc bùng nổ, Đảng và Chính phủ lại trở về Việt Bắc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi:
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” [106, tr.534]. Đáp lại lời kêu gọi đó, đồng bào các DTTS đã cùng nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến, kiến quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hồ Chí Minh cùng Chính phủ, Trung ương Đảng trở về Thủ đô, tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh vẫn ln nhớ thương những đồng bào DTTS đã từng gắn bó như ruột thịt. Người viết: “Tơi ln ln nhớ đến lịng u mến và sự giúp đỡ của các đồng bào trong những ngày tháng tôi ở thượng du” [106, tr.239].
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rất coi trọng cơng tác vận động đồng bào DTTS. Người quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ các DTTS để đồng bào có được ý thức đồn kết và bình đẳng dân tộc, làm cho đồng bào hiểu được sự cần thiết phải xóa bỏ các thành kiến dân tộc, khắc phục những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển sản xuất để từng bước đưa đời sống các DTTS thốt khỏi đói, nghèo, lạc hậu. Đồng thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ mỗi ngành, mỗi bộ ở Trung ương cần phải nhận rõ phần trách nhiệm của mình đối với miền núi và chú trọng hơn nữa công tác ở miền núi. “Các ngành phải nhận rõ vấn đề miền núi quan trọng. Ta không thể để cho đồng bào sống cực khổ mãi như thế được. Địch vẫn tìm cách len vào đó để phá ta. Về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, miền núi rất quan trọng. Các ngành phải chú trọng tiến hành công tác ở miền núi” [114, tr.181]. Với vị trí quan trọng của miền núi cũng như vai trị to lớn của đồng bào DTTS với cách mạng, công tác vận động đồng bào DTTS cần được quan tâm thỏa đáng. Làm tốt công tác này sẽ phát huy được sức mạnh của đồng bào DTTS, góp phần vào sự nghiệp đại đồn kết dân tộc nói riêng và thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung.
2.3.2. Nội dung cơng tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số
2.3.2.1. Tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trong “gia đình” dân tộc Việt Nam
Phát biểu tại Hội nghị đại biểu các DTTS Việt Nam tháng 12/1945, Hồ Chí Minh nêu 4 nhiệm vụ chính của các DTTS là: Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng; Hết sức tăng gia sinh sản; Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói; Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc [106, tr.130].
Trong Thư gửi đồng bào các DTTS, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của đồng bào DTTS là: Giúp đỡ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ; Trồng trọt chăn nuôi, tăng gia sinh sản; Đồn kết chặt chẽ, khơng chia nịi giống, xem nhau như anh em ruột thịt, yêu nhau, giúp nhau; Ủng hộ Chính phủ [106, tr.155].
Tháng 10-1961, nói chuyện tại Hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác xã nơng nghiệp ở miền núi, Hồ Chí Minh nhấn mạnh bốn vấn đề đối với đồng bào các DTTS là: tăng cường đoàn kết dân tộc; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi; Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho đời sống đồng bào địa phương ngày càng khá hơn; Nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững trật tự trị an [115, tr.225-226].
Tổng kết chính sách dân tộc của Đảng, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: đồn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào” [115, tr.458].
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định rõ những nội dung của công tác vận động đồng bào các DTTS mà mục đích cao nhất là chăm lo cho đời sống đồng bào các DTTS “ngày càng khá hơn”.
Để vận động đồng bào đoàn kết, Hồ Chí Minh có cách giải thích rất tự nhiên, thuyết phục rằng tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em trong một gia đình. “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đồn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta” [106, tr217-218]. Hồ Chí Minh đặc biệt phê phán những tư tưởng hẹp hòi, chia rẽ các dân tộc do bọn đế quốc phong kiến để lại. Theo Người “Vì Tây và vua quan muốn chia rẽ đồng bào, muốn làm cho đồng bào yếu đi. Bây giờ chúng ta, tất cả các dân tộc Kinh, Thái, Mường, Mèo, Mán, Xá, Puộc, v.v., đều là anh em ruột thịt một nhà ... Cũng ví như một bó que, đây là đồng bào Kinh, Thái, Mèo, Xá, Puộc, Mán, Mường. Từng cái một có thể bẻ gãy. Bây giờ đồn kết lại thế này có ai bẻ gãy được khơng?” [114, tr.211]. Bài học lịch sử từ thuở dựng nước đã chỉ ra rằng khi nào dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn, đơ hộ cịn những lúc trên dưới đồng lịng, mn người như một thì nhanh chóng khơi phục được giang sơn Lạc Hồng. Vì vậy, đại đồn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đảm bảo sự thành công của cách mạng.
Hồ Chí Minh ln khẳng định vai trị của đồng bào các DTTS Việt Nam trong hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất. Người chỉ rõ: “Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các DTTS được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh em trong một nhà, khơng cịn có sự phân chia nịi giống, tiếng nói nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng phải đoàn kết hơn nữa” [106, tr.130].
2.3.2.2. Tổ chức, phát động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số
Đồng thời với việc vận động đồng bào DTTS đoàn kết với nhau, đồn kết với dân tộc đa số, Hồ Chí Minh cịn hướng dẫn đồng bào đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm. Người nói: “Dưới chế độ thực dân và phong kiến, đồng bào rẻo cao sống rất cực khổ. Ngày nay, đồng bảo rẻo cao được tự do bình đẳng, khơng bị áp bức bóc lột như trước kia. Nhưng đời sống vật chất và văn hóa chưa được nâng cao mấy. Đó là vì cán bộ lãnh đạo khơng chú ý đầy đủ đến đồng bào rẻo cao. Bác thay mặt Trung ương và Chính phủ giao cho cán bộ từ tỉnh đến xã phải ra sức giúp đỡ hơn nữa cho đồng bảo rẻo cao về mọi mặt”. Hồ Chí Minh chủ trương phải làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bảo các DTTS được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa. “Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các DTTS về mọi mặt… Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hồn tồn, tự do và thái bình” [106, tr.130,131]. Việc phát triển giao thông miền núi cần thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm: “Đắp đường lớn là do trung ương phụ trách. Bộ Giao thông chịu trách nhiệm. Nhưng địa phương có thể làm những đường nhỏ. Làng này qua làng khác thì xã tự động làm” [116, tr.165]. Về bảo vệ rừng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cần hết sức chú ý vấn đề bảo vệ rừng. Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nơng trường phá một ít, cơng trường phá một ít, thậm chí đồn thăm dị địa chất phá một ít, thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm” [116, tr.165].
Về văn hóa, Hồ Chí Minh rất chú ý tới tâm lý, phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào các DTTS. Người căn dặn các cán bộ đi công tác làm việc chỗ nào phải học tiếng nói ở đấy. Đồng thời, cơng tác xây dựng đời sống mới ở vùng các DTTS được đặt ra một cách cấp bách, nhưng là một q trình mang tính liên tục, lâu dài và cán bộ cơ sở phải có tinh thần trách nhiệm cao: “Muốn cải tạo phong tục tập quán được tốt, thì tuyên huấn phải làm, mà phải làm bền bỉ liên tục, làm dần dần, chứ khơng thể chủ quan nóng vội, muốn làm hết ngay một lúc” [116, tr.165]. Mặt khác, do trình độ học vấn của đồng bào các DTTS còn hạn chế, lại ở vùng sâu vùng xa, thiếu thông tin nên công tác tuyên truyền phải cụ thể thiết thực. Tuyên truyền huấn luyện đối với đồng bào thuộc các DTTS khác nhau phải có cách thức khác nhau bởi vì đời sống, trình độ của đồng bào không giống nhau. Chẳng hạn đồng bào Mèo và Thái khác nhau cho nên tuyên truyền huấn luyện cũng phải khác. Tuyên truyền huấn luyện phải xuất phát từ nhiệt tình cách mạng, tình thương yêu chân thành và tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào DTTS.
Trên lĩnh vực giáo dục, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc phát triển phong trào bình dân học vụ, xố nạn mù chữ cho đồng bào DTTS, phát triển giáo dục miền núi, khôi phục và xây dựng hệ thống chữ viết cho các dân tộc như chữ Thái, chữ Mông. Chú ý xây dựng thêm trường, lớp học, đào tạo thầy cô giáo, nhất là các thầy cơ giáo thuộc các dân tộc ít người. Trong Thư gửi các học sinh Trường sư phạm miền núi Trung ương nhân dịp trường khai giảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Các cháu thuộc nhiều dân tộc và ở nhiều địa phương. Nhưng các cháu đều là con em của đại gia đình chung: là gia đình Việt Nam; đều có một Tổ quốc chung: là Tổ quốc Việt Nam… Ngày nay, các dân tộc anh em chúng ta muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hóa của mình thì chúng ta phải tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà” [111, tr.375].
Về tổ chức xây dựng nền kinh tế của xã hội mới, Hồ Chí Minh hướng dẫn phải tổ chức tổ đổi cơng, làm thật tốt để sau đó tiến dần lên hợp tác xã. Phát biểu kết thúc cuộc thảo luận về miền núi tại Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, Hồ Chí Minh nhấn mạnh muốn cải thiện sinh hoạt của nhân dân, thì phải tăng gia sản xuất, khơng thể làm ăn riêng lẻ. Do đó, xây dựng tổ đổi cơng, hợp
tác xã ở miền núi rất quan trọng. Tổ chức hợp tác xã được rồi cần phải quản lý hợp