Thực trạng về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện

Một phần của tài liệu Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh . (Trang 101 - 125)

THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY NHÌN TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp cùng với cơng tác tun truyền vận động của hệ thống dân vận, Mặt trận, các đồn thể, cơng tác vận động đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Lắk được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS được đầu tư cơ bản; chính sách y tế, giáo dục, an sinh xã hội được triển khai thực hiện sâu rộng; các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng được đẩy mạnh, đời sống nhân dân các DTTS ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế nhất định dẫn đến công tác vận động đồng bào DTTS có nơi, có lúc hiệu quả chưa cao.

3.2.1. Thành tựu và nguyên nhân

3.2.1.1. Kịp thời triển khai, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số

Từ năm 2015 đến nay, Tỉnh uỷ Đắk Lắk thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CTVĐQC ở vùng đồng bào DTTS. Cụ thể:

Thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS và Kế hoạch

số 320-KH/BDVTW, ngày 03/8/2016 của Ban Dân vận Trung ương về triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 04- KH/TU, ngày 25/01/2016 về triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW. Trên cơ sở Chương trình hành động số 31-CTr/BDVTW, ngày 18/5/2016 của Ban Dân vận Trung ương về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về công tác dân vận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 06- CTr/TU, ngày 16/7/2016 về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Thực hiện Kết luận số 03-KL/TW, ngày 13/5/2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định 290 của Bộ Chính trị khóa X về Quy chế cơng tác dân vận của hệ thống chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 20/6/2016 về “lãnh đạo tiếp tục thực hiện Quy chế cơng tác dân vận của hệ thống chính trị”. Sau khi tiến hành tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 về “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn dân cư trong tình hình mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU về “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn dân cư trong tình hình mới”. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Dân vận Trung ương, chọn năm 2018 làm “Năm dân vận chính quyền”, ngày 19/3/2018 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU về “Năm dân vận chính quyền”.

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh đã tổ chức 20 cuộc kiểm tra, giám sát. Việc sơ kết, tổng kết CTVĐQC ở vùng đồng bào DTTS được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức định kỳ hoặc chung vào tổng kết CTVĐQC của Đảng. Tháng 11/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành báo cáo sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2018, sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Năm 2019, sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình số 33-Ctr/TU, ngày 05/9/2013 của Tỉnh ủy về thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong tình hình mới”.

3.2.1.2. Kết quả công tác tuyên truyền, vận động chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, pháp luật trong vùng đồng bào DTTS thông qua việc xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng dân tộc theo đối tượng, trọng tâm, chủ đề. Thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg, ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đã tổ chức 2 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS. Biên soạn 1.650 cuốn sổ tay song ngữ Việt – Ê đê, Hỏi – Đáp về luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014. Mặt trận các cấp đã phối hợp với những cơ quan có liên quan tổ chức các Lễ phát động hưởng ứng cuộc vận động: “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh”, xây dựng các cơng trình phúc lợi, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết, hỗ trợ các tầng lớp nhân dân trong đó tập trung ở vùng đồng bào DTTS tiếp cận các nguồn vốn, dịch vụ ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật ni, phịng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn kỹ thuật sản xuất..

Tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án: “Giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2018. Từ năm 2017 – 2019, Ban Dân tộc đã phối hợp với UBND các huyện tổ chức được 30 hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống cho gần 3.900 lượt học viên tại địa bàn 30 xã có tỉ lệ tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống cao. Ban Dân tộc đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đắk Lắk sản xuất và phát sóng phóng sự “Vấn đề tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk” phát

sóng 15 phút bằng 03 thứ tiếng: Kinh, Êđê, M’nơng. Biên soạn, in ấn và cấp phát 130.000 tờ rơi tuyên truyền về Tảo hôn; 130.000 tờ rơi tuyên truyền về Hôn nhân cận huyết thống; 15.5000 cuốn Sổ tay hỏi – đáp về Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; lắp đặt 67 áp phích tuyên truyền tại 67 xã có tỷ lệ tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống cao trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015-2019, UBND các huyện đã chỉ đạo Phòng Dân tộc, UBND các xã phối hợp với các phòng, ban; các hội; trung tâm và các đơn vị có liên quan lồng ghép tổ chức được 322 hội nghị cung cấp thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật cho người với hơn 24.000 lượt học viên, biên soạn, in ấn và cấp phát đc tổng số gần 200.000 tờ rơi, từ gấp, panơ, áp phích; tổ chức các hoạt động tư vấn được hơn 3.000 cuộc với hơn 150.000 lượt người tham gia [160].

Lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường lực lượng bám buôn, bám địa bàn, làm công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS, các xã trọng điểm về quốc phòng; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền, lôi kéo đồng bào DTTS vượt biên; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành quy chế khu vực biên giới và tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia; tổ chức thăm hỏi, tặng quà và khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, người nghèo, chức sắc tơn giáo, người có uy tín, bn kết nghĩa và gia đình qn nhân, cán bộ, chiến sĩ có hồn cảnh khó khăn. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức thăm, tặng 169 suất quà cho 169 hộ gia đình đồng bào nghèo, gia đình chính sách, dân qn tự vệ có hồn cảnh khó khăn thuộc 3 xã biên giới, Ia Lốp, Ia Rvê, Ea Bung, huyện Ea Sup và xã Cư Drăm huyện Krông Bông tổng trị giá 51 triệu đồng nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; thăm tặng 700 suất quà cho 700 hộ gia đình nghèo, gia đình có hồn cảnh khó khăn, già làng, trưởng thơn, bn tiêu biểu ở 14 buôn trọng điểm, trị giá 350 triệu đồng. Công an tỉnh phối hợp tổ chức được 560 buổi phát động quần chúng toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có hơn 18.200 lượt người tham gia; 640 buổi tuyên truyền về phịng,

chống tội phạm, có 90.980 lượt người tham gia; 230 buổi tuyên truyền về Luật phòng, chống ma tuý, tác hại của ma tuý, có 70.00 lượt người tham gia; hơn 300 đợt thăm, tặng quà, khám bệnh phát thuốc, xây nhà tình nghĩa tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS... với tổng kinh phí hơn 07 tỷ đồng. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng xây dựng, triển khai kế hoạch tăng cường CTVĐQC trên tuyến biên giới của tỉnh trước những diễn biến mới ở Campuchia; tuyên truyền tập trung được 650 buổi/46.250 lượt người tham gia; tổ chức lao động giúp dân được 2.890 ngày cơng; phối hợp với Đồn Thanh niên các xã biên giới sửa chữa 50,3 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, làm mới được 90 căn nhà; phối hợp khám bệnh được 1.401 ca và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trị giá 66,17 triệu đồng. Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh cũng đã thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân với tỉnh bạn Mondulkiri (Campuchia), duy trì và phát huy mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, thân thiện trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, chống các hoạt động vi phạm chủ quyền, lãnh thổ hai nước. Đắk Lắk có hơn 73km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia thuộc địa bàn 4 xã của 2 huyện là xã Ia R’vê, Ia Lốp, Ea Bung (huyện Ea Súp) và xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) với số dân là 22.920 người, 26 thành phần dân tộc, trong đó xã Krơng Na có tới 75% dân số là đồng bào DTTS. Thực hiện quan điểm của Đảng “dựa vào dân, lấy dân là gốc, nhân dân là chủ thể, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Các đồn biên phòng đã bố trí cán bộ, đảng viên tham gia sinh hoạt tạm thời tại các chi bộ thôn, bn, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với nhân dân địa phương. Bộ đội biên phòng tỉnh đã triển khai nhiều phong trào, mơ hình như “Tồn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trong tình hình mới”; “Cán bộ, đồn viên, thanh niên khơng vi phạm pháp luật”, “Thơn, bn khơng có người vượt biên trái phép”, “Gia đình phụ nữ khơng vi phạm quy chế biên giới”, “Kết nghĩa cụm dân cư biên giới”, “Con nuôi đồn biên phòng”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, tổ chức đưa dân ra lập nghiệp sát biên giới, xây dựng

đập nước, làm đường giãn dân khu vực biên giới; hướng dẫn, nhân rộng nhiều mơ hình, kinh tế đem lại hiệu quả cao cho người dân.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phịng tỉnh tham mưu bố trí gần 34% cán bộ là người DTTS trong hệ thống chính trị tại 4 xã biên giới, trong đó tại xã Krông Na hơn 55% cán bộ là người DTTS. Hiện nay, tại 4 xã biên giới có 51 thơn, bn, 23 tập thể, 421 hộ gia đình, 3.290 cá nhân đã cam kết tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn; 14 tập thể, 350 hộ gia đình, 1.350 cá nhân đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc.

CTVĐQC vùng có đơng đồng bào theo tơn giáo và phát huy vai trị người có uy tín được cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật được tạo điều kiện thuận lợi, quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, bình đẳng giữa các tơn giáo được tôn trọng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; công tác xây dựng hệ thống chính trị vùng có tơn giáo, phát triển đảng viên trong vùng tôn giáo được chú trọng. Từ năm 2016 đến nay, đảng viên trong các tôn giáo là 268/11.853 đồng chí, chiếm 2,26 % trên tổng số đảng viên tồn đảng bộ tỉnh, lực lượng cốt cán trong các tôn giáo được củng cố, tăng cường; các cấp uỷ thường xuyên quan tâm giao lưu, trao đổi với các chức sắc tơn giáo; Mặt trận đồn thể đã phát huy được vai trị tích cực trong cơng tác vận động chức sắc, tín đồ tơn giáo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đồng thuận xã hội; các tổ chức tôn giáo được công nhận cơ bản hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, phát huy được những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; vận động nhân dân đi bầu đạt tỷ lệ 99,84%. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức được 5.685 cuộc tiếp xúc cử tri với 767.475 lượt người tham gia, tập hợp 176.235 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri. Các ý kiến của cử tri được Ủy ban Mặt

trận tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh tổng hợp gửi Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, xem xét việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh.

Để chuẩn bị cho kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng các sở, ngành chức năng, cơ quan báo chí, cơ quan văn hóa cấp huyện và cơ sở đã triển khai tích cực, hiệu quả cơng tác thơng tin, tun truyền về cuộc bầu cử. Ngoài tuyên truyền trực quan bằng panơ, áp phích, biểu ngữ, các đơn vị, địa phương cịn tổ chức các buổi tun truyền miệng tại các thơn, buôn và phát huy vai trị các chức sắc tơn giáo, người có uy tín, già làng, trưởng bn trong cơng tác tuyên truyền. Để đưa thông tin bầu cử đến vùng sâu, vùng xa và vùng DTTS, việc tuyên truyền được thực hiện qua

Một phần của tài liệu Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh . (Trang 101 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w