Nợ công và thất nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ hấp dẫn của THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM đối với AMAZON và đề XUẤT PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CHO AMAZON vào THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM vào năm 2021 (Trang 30 - 31)

IV. RỦI RO:

4.6 Nợ công và thất nghiệp

Theo IMF, nợ chính phủ đạt 46,6% GDP vào năm 2020, tăng từ 43,4% một năm trước đó và dự kiến sẽ tăng thêm lên 47,1% vào năm 2021 và lên 47,2% vào năm 2022. Mức tăng hạn chế này là kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và các giới hạn đối với bảo lãnh chính phủ mới. Lạm phát đã tăng lên 3,8% vào năm 2020 từ 2,8% vào năm 2019 và được dự báo là trung bình 4% vào năm 2021 và 2022 theo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF (tháng 1 năm 2021). Cơ cấu thương mại đa dạng, tiền lương và tiêu dùng nội địa tăng là xương sống của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí lao động vẫn ở mức cạnh tranh, giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào đất nước. Cải cách thuế và tư nhân hóa các cơng ty nhà nước đã giúp bù đắp thâm hụt ngân sách trong năm 2019. Khoảng 40% nợ của Việt Nam có kỳ hạn trung và dài hạn, một rủi ro đáng kể khi xem xét 40% nợ nói trên bằng ngoại tệ và là rủi ro tiền tệ. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vẫn đặc biệt thấp. Nó đạt 3,3% vào năm 2020 từ 2,2% vào năm 2019 và dự kiến sẽ quay trở lại 2,7% vào năm 2021 và 2,4% vào năm 2022 (IMF, 2021).

 Đánh giá: Nhìn chung, Việt Nam có rủi ro thấp về nguy cơ đe dọa khủng bố, rủi ro trung bình về bất ổn chính trị. Các rủi ro nhà đầu tư nước ngồi có thể phải đối mặt đến từ thị trường tự do chưa hoàn thiện (sự can thiệp quá mức của chính phủ vào nền kinh tế thị trường), khủng hoảng tiền tệ, lạm phát, tham nhũng, và các vấn đề liên quan đến pháp lý như khả năng thực thi của các hợp đồng, cùng với các quyền bảo vệ tài sản và sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ hấp dẫn của THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM đối với AMAZON và đề XUẤT PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP CHO AMAZON vào THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM vào năm 2021 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)