Xm xét những nhu cầu nào có thể đáp ứng được

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và diễn tiến của phát triển cộng đồng (Trang 52 - 55)

IX. THIẾT KẾ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

e Xm xét những nhu cầu nào có thể đáp ứng được

Những kỹ thuật giúp xác định nhu cầu : ^ Điều tra khảo sát (survey)

^ Quan sát (observation) ^ Bảng câu hỏi (questionnaire)

^ Dự các cuộc họp của người dân, lắng nghe họ thảo luận

^ Hội thảo chuyên đề có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng và của các người lãnh đạo (chính thức và khơng chính thức)

^ Nắm bắt quan điểm của các tổ chức ^ Tham khảo ý kiến các viên chức nhà nước ^ Phỏng vấn

^ Đơn xin của cộng đồng, đơn xin thỉnh cầu

^ Tiếp xúc cá nhân với những nhân vật trong cộng đồng (cả tích cực và khơng tích cực)

^ Trưng bày áp phích, hình ảnh

25 5 PDF created with pdfFactory trial version www. pdffactory.

^ Mời cộng đồng tham dự và lắng nghe một buổi nói chuyện của chuyên gia về phát triển và tổ chức thảo luận về nhu cầu của cộng đồng

^ Xác định nhu cầu sau một buổi chiếu phim làm cơ sở để thảo luận

^ Các buổi họp khi tình hình có vấn đề dưới hình thức động não (brainstorm) ^ Báo cáo chuyên đề hay báo cáo tổng hợp từ các đợt nghiên cứu cộng đồng ^ Các ý kiến của đại biểu Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân các cấp.

1.3. Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu tổng quát (overall objectives hay goal) là mục đích cuối cùng của dự án, là phương hướng tổng thể cần vươn tới của tất cả các hoạt động của dự án.

b) Mục tiêu cụ thể (speciíic objectives) có tính đặc thù hơn mục tiêu tổng qt, nói cách khác là sự giải thích mục tiêu tổng quát.

Khi xây dựng mục tiêu cụ thể phải đáp ứng được 4 yêu cầu sau đây : - Cái gì ? làm cái gì ?

- Khi nào làm ?

- Có thể làm được hay khơng (với thới gian, tiền bạc và nhân sự sẵn có) - Có thể đo lường được, nghĩa là sau đó có thể đo đếm mục tiêu cụ thể đã

đạt được hay chưa ?

Mục tiêu cụ thể phải : (SMART)

° Đặc thù không được chung chung (speciííc) ° Đo lường được (measurable)

° Có thể đạt được (attainable) ° Thực tế (realistic)

° Đạt được trong một thời gian nhất định (time-bound)

CÂY MỤC TIÊU

MỤC TIÊU TỎNG QUÁT

Về mặt lý thuyết, việc xác định đúng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể theo logich thống nhất sẽ là điều kiện cho các hoạt động của dự án không đi chệch

Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể

hướng. Các mục tiêu cụ thể chịu sự chi phối của mục tiêu tổng quát, cụ thể hóa mục tiêu tổng quát.

Dựa trên các nhu cầu mà sắp xếp thứ tự ưu tiên để xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể là khâu quan trọng khi lên kế hoạch cho một dự án PTCĐ.

° Mục tiêu tổng quát xác định cái người ta mong đợi từ một dự án, dưới dạng một

tuyên bố chung nhất bao trùm và tổng hợp một loạt những kết quả có được từ dự án. Một mục tiêu tổng quát được cấu tạo từ nhiều mục tiêu cụ thể.

° Mục tiêu cụ thể biểu thị kết quả bằng những cụm từ mang tính hành động

nhiều hơn.

1.4. Lượng định nguồn lực và trở ngại

Sau khi xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trên cơ sở sắp xếp những nhu cầu ưu tiên thì điều quan trọng là liệt kê những nguồn lực sẵn có và cần có, dự kiến những trở ngại có thể gặp trong quá trình đạt tới những mục tiêu cụ thể. Việc thẩm định các nguồn tài nguyên giúp cho việc hiểu rõ được thế mạnh của CĐ để đạt được những mục tiêu cụ thể đã xác định. Công việc nầy cũng giúp xác định tài nguyên của CĐ và những gì cần huy động từ bên ngồi.

Những trở ngại là nhân tố có thể cản trở bước tiến triển của dự án. Việc thẩm định những trở ngại là cần thiết để nhận diện những khó khăn, đề ra những chiến lược khắc phục những trở ngại trước khi chúng xuất hiện và biến những trở ngại thành nguồn tài nguyên.

Kiểm tra/ đánh giá các điều kiện thực thi dự án, đặc biệt là các vấn đề về đối tác và quan hệ đối tác, cơ chế hợp tác, khả năng tham gia của cộng đồng vào dự án có một tầm quan trọng đặc biệt.

CT Trước khi thành lập một dự án, chúng ta phải xem xét các vấn đề thuộc bối cảnh ra đời, xác lập các vấn đề về cơ chế làm việc, cơ chế phối hợp.

CT Khi dự án được chính thức triển khai, cần có các hoạt động nhằm xác định lại những thỏa thuận, các cam kết, thậm chí điều chỉnh cho phù hợp tình hình. Trong dự án PTCĐ, các hoạt động bên ngồi chỉ đóng vai trị xúc tác (thơng qua nguồn tài chính, vật chất, kỹ năng...), cộng đồng phải tự xác định vấn đề cần giải quyết, nhu cầu nào phải đáp ứng, lên kế hoạch và triển khai. Nhưng q trình này cần phải có sự lãnh đạo, xây dựng các tổ chức, cơ chế kiểm tra kiểm sốt hoạt động. Vì thế khi dự án được triển khai cần xem xét một loạt các vấn đề sau :

° Các điều kiện triển khai dự án : tình trạng kinh tế-xã hội tác động đến

việc triển khai dự án, sự cộng tác giữa cộng đồng với dự án, cơ chế làm việc.

° Tính khả thi của quá trình triển khai dự án : nhân lực, tài chính, cơ chế làm

việc, tổ chức bộ máy, về khả năng hợp tác bên trong cộng đồng, giữa cộng đồng với nhóm làm việc..

° Điều chỉnh kế hoạch : chính xác hóa thời gian, địa điểm, nguồn nhân lực,

tài chính và các vấn đề có liên quan khác để có một kế hoạch hành động có tính khả thi, sát hợp với thực tiễn.

° Xác định lại cơ chế làm việc, cơ chế phối hợp, cơ chế kiểm tra, kiểm soát trên

cơ sở các cam kết, các thỏa thuận giữa các đối tác.

Khi lên kế hoạch một dự án PTCĐ điều quan trọng là phải biết rõ : BB Các nguồn lực cần thiết

BB Các nguồn lực sẵn có ở cộng đồng

BB Cần nguồn lực cần huy động thêm từ bên ngoài BB Các phương thức tận dụng tối đa các nguồn lực đó Các nguồn lực chính trong cộng đồng gồm :

BB Nguồn lực vật chất. Ví dụ : nước, đường sá, đất đai, cây cối.

BB Khả năng tài chính của chính quyền, của các tổ chức và người dân tham gia dự án.

BB Nguồn lực là các thiết chế/tổ chức như trường học, trung tâm y tế, các hội đoàn, tổ chức xã hội tại cộng đồng.

BB Nguồn nhân lực : những lãnh đạo chính thức ở cộng đồng, nhân viên y tế, giáo viên, những nông dân năng động trong cộng đồng, những người có kinh nghiệm (vídụ: các "lão nơng tri điền", đội ngũ công chức về hưu, phụ nữ, thanh niên.).

1.5. Xây dựng kế hoạch hoạt động

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và diễn tiến của phát triển cộng đồng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w