1. Kết luận
1) Mơ hình mơ phỏng động lực học máy kéo truyền lực vô cấp phân tầng liên hợp với MNN đã xây dựng trong luận án mô tả đầy đủ về kết cấu, hoạt động và tác động qua lại giữa các phần tử Máy kéo – Máy cày – Đất canh tác. Mơ hình có thể đƣợc sử dụng để khảo sát linh hoạt hệ thống theo các điều kiện thay đổi tải trọng và mức ga để đánh giá tính chất điều khiển và truyền động của LHM.
2) Thiết bị thí nghiệm thử nghiệm tốt các phƣơng án điều khiển tỷ số truyền và khảo sát các phƣơng án thay đổi tải, đƣợc sử dụng để kiểm chứng kết quả mô phỏng và tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng chƣơng trình điều khiển tỷ số truyền tự động cho máy kéo truyền lực vô cấp phân tầng.
3) Hệ thống thủy lực với van đóng ngắt điện từ 3/3 có thể sử dụng để điều khiển tự động tỷ số truyền của bộ truyền động vô cấp đai thang bản rộng bằng cách thay đổi lực ép bánh đai chủ động, bánh đai bị động tự lựa nhờ lực lò xo. Sử dụng nguồn thủy lực có lƣu lƣợng khơng đổi tạo ra độ trễ điều khiển lớn hơn so với hệ thống thủy có áp suất khơng đổi là 0,8 giây, trong thực tiễn nên sử dụng nguồn thủy lực có áp suất khơng đổi để điều khiển tỷ số truyền của CVT nhằm giảm thời gian điều khiển.
4) Máy kéo với hệ thống truyền lực vô cấp phân tầng giúp cho động cơ làm việc ổn định trên điểm làm việc lựa chọn trong khi tải trọng ngoài biến động lớn (biên độ dao động của lực cản cày là 1500N trong khi đó mơ men động cơ chỉ dao động tại vị trí lựa chọn với biên độ 3,5Nm) làm cơ sở cho việc tối ƣu liên hợp máy nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí nhiên liệu.
5) Truyền lực vô cấp phân tầng điều khiển tự động tỷ số truyền bằng hệ thống thủy lực sử dụng van đóng ngắt điện từ có thể ứng dụng tốt cho máy kéo nhỏ với chi phí đầu tƣ thấp, phù hợp với cơng nghệ chế tạo Việt Nam.
2. Đề nghị
1) Do kinh phí thực hiện còn hạn chế nên hệ thống điều khiển thủy lực trên thiết bị thí nghiệm sử dụng lƣu lƣợng không đổi, điều này làm tăng thời gian
điều khiển tỷ số truyền của bộ truyền. Thiết bị thí nghiệm cần đƣợc đầu tƣ, sử dụng hệ thống thủy lực có áp suất khơng đổi để tiến hành những thí nghiệm tiếp theo nhằm đánh giá các tiêu trí khác của bộ truyền lực vơ cấp phân tầng.
2) Tiếp tục nghiên cứu bộ truyền lực vô cấp phân tầng cho máy kéo nhỏ khi thực hiện vận chuyển trên đƣờng tạo cơ sở lý thuyết cho việc chế tạo máy kéo nhỏ truyền lực vô cấp phân tầng tại Việt Nam.