PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN CỦA MÁY KÉO TRUYỀN LỰC VÔ CẤP PHÂN TẦNG
4.3.1. Liên hợp với cày trụ
* Khảo sát với lực cản cày biến động với biên độ nhỏ: nghĩa là LHM làm việc trên nền ruộng, biên độ giao động của lực cản ≤ 700N. Kết quả khảo sát thể hiện trên hình 4.5.
Hình 4.5. Khảo sát với lực cản cày trụ biến động với biên độ nhỏ
1- mô men trục sơ cấp CVT; 2- mô men trục thứ cấp CVT; 3- tốc độ góc động cơ(trục sơ cấp CVT); 4- tốc độ góc trục thứ cấp CVT; 5- mô men cản;
6- mô men kéo; 7- vận tốc lý thuyết LHM; 8- vận tốc thực tế LHM.
2 1 1 3 4 5 6 7 8
Nhận xét: Khi tải trọng thay đổi từ 2000 N đến 2700 N, tỷ số truyền của CVT đƣợc điều khiển thay đổi phù hợp từ 0,85 đến 1,2. Do tỷ số truyền đƣợc điều khiển kịp thời nên điểm làm việc lựa chọn của động cơ hầu nhƣ không đổi, độ trƣợt truyền động đai 3,5- 4,1% và của LHM thay đổi 20-30%.
* Khảo sát với lực cản cày biến động với biên độ lớn: Mục đích của khảo sát nhằm đánh giá khả năng tự động điều khiển tỷ số truyền CVT và các thống số của LHM khi tải trọng thay đổi ngẫu nhiên biến thiên trong khoảng rộng ≤ 2000N (hình 4.6).
Hình 4.6. Khảo sát với lực cản cày trụ biến động với biên độ lớn
1- mô men trục sơ cấp CVT; 2- mô men trục thứ cấp CVT; 3- tốc độ góc động cơ(trục sơ cấp CVT); 4- tốc độ góc trục thứ cấp CVT; 5- mô men cản;
6- mô men kéo; 7- vận tốc lý thuyết LHM; 8- vận tốc thực tế LHM.
8 7 7 6 5 4 1 3 2 1
Nhận xét: Mặc dù tải trọng có biên độ biến động lớn (1800-3800Nm), nhƣng vẫn nằm trong dải điều chỉnh tỷ số truyền của CVT nên điểm làm việc của động cơ vẫn đƣợc điều khiển xung quanh điểm làm việc lựa chọn. Tốc độ góc của động cơ hầu nhƣ không đổi, tốc độ góc trục thứ cấp CVT thay đổi theo tỷ số truyền. Biên độ tải trọng biến động lớn nên độ trƣợt của LHM thay đổi theo trong khoảng 20-45%.
* Khảo sát với lực cản cày tăng giảm đột ngột: Nghĩa là trong các trƣờng hợp máy cày đi vào vùng đất mền, cứng hơn bình thƣờng. Kết quả khảo sát thể hiện trên hình 4.7 và 4.8.
Hình 4.7. Khảo sát với lực cản cày giảm do đi vào vùng đất mền
8 7 7 6 5 2 3 4 1
Hình 4.8. Khảo sát với lực cản cày tăng do đi vào vùng đất cứng
1- mô men trục sơ cấp CVT; 2- mô men trục thứ cấp CVT; 3- tốc độ góc động cơ (trục sơ cấp CVT); 4- tốc độ góc trục thứ cấp CVT; 5- mô men cản;
6- mô men kéo; 7- vận tốc lý thuyết LHM; 8- vận tốc thực tế LHM.
Nhận xét:
+ Khi tải trọng trung bình giảm 500N (đi vào vùng đất mềm – hình 4.6), hệ thống điều khiển tực động tỷ số truyền của CVT đáp ứng tốt, điểm làm việc của động cơ ổn định, độ trƣợt của LHM thay đổi từ 9-30% ứng với các giá trị thay đổi của tải.
+ Khi tải trọng trung bình tăng 800N (đi vào vùng đất cứng – hình 4.7), tỷ số truyền của CVT đƣợc điều khiển thay đổi từ giá trị trung bình 1,1 lên 1,6. Điểm làm việc của động cơ đƣợc điều chỉnh gần điểm làm việc lựa chọn. Do sự thay đổi lớn tải trọng nên độ trƣợt của LHM lúc tải lớn lên tới 50%.
2 1 1 3 4 5 6 7 8