Thực trạng giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 37 - 40)

- Năm là, kỹ năng mềm mang tính đặc thù và khơng ngừng được hoàn thiện theo sự

2.2.3.Thực trạng giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

TT Trường 2017 - 2018Năm học 2018 - 2019Năm học 2019 - 2020Năm học

1 Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương 2798 2664 2511

2 Đại học Sao Đỏ 2545 2346 2443

3 Đại học Thành Đông 1335 1259 1068

4 Đại học Hải Dương 1556 1331 1300

5 Đại học Sư phạm kỹ thuật HưngYên(cơ sỏ 3 Hải Dương) 717 727 601

Tổng 8951 8327 7923

2.2.2. Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng

* Mục tiêu khảo sát và đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm đánh

giá thực trạng của đề tài nghiên cứu trên 33 GV giảng dạy môn TTHCM và 427 SV.

* Nội dung khảo sát: Chúng tơi nghiên cứu nhiều nội dung có liên quan đến thực

trạng đề tài nghiên cứu.

* Khách thể và địa bàn và thời gian khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm

đánh giá thực trạng của đề tài nghiên cứu trên 33 GV giảng dạy môn TTHCM và 427 SV tại 5 trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số cán bộ quản lý giáo dục của trường Đại học và người sử dụng lao động. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018.

2.2.3. Thực trạng giáo dục KNM cho SV ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh HảiDương Dương

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và SV về KNM và giáo dục KNM

* Nnhận thức của GV và SV về KNM và giáo dục KNM: Nhìn chung, các GV tham gia khảo sát đều hiểu được một cách khái quát về khái niệm KNM. Tuy nhiên, chưa có GV nào nêu ra được quan niệm phản ánh đầy đủ nội hàm của KNM. Kết quả khảo sát thu được ở nhóm khách thể là SV các trường Đại học cho thấy: Đa số SV tham gia khảo sát đều gặp khó khăn trong việc đưa ra quan niệm của bản thân về KNM. Điều này xuất phát từ trình độ nhận thức của SV. Những thông tin thu được về thực trạng của vấn đề này đòi hỏi lãnh đạo các trường Đại học cần tăng cường mức độ nhận thức cho GV, SV của nhà trường về KNM. Điều này là cần thiết, bởi nó ảnh hưởng khơng nhở đến quá trình tổ chức các hoạt động hình thành và phát triển KNM cho SV của mỗi GV và quá trình rèn luyện KNM ở mỗi SV của nhà trường.

* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của kỹ năng mềm

TT Mức độ quan trọng Giảng viên Sinh viên

1 Rất quan trọng 32 97.0 333 78.0

2 Quan trọng 1 3.0 84 19.7

3 Ít quan trọng 0 0 9 2.1

4 Không quan trọng 0 0 1 0.2

Tổng 33 100.0 427 100.0

Từ bảng số liệu 2 chúng tôi nhận thấy rằng: 100% GV và 97,7% SV các trường Đại học tham gia khảo sát có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KNM.

Có sự chênh lệch trong nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của KNM. Điều này dễ dàng lý giải, bởi lẽ, các GV đều có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có nhiều trải nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp nên họ đánh giá hoàn toàn đúng đắn về tầm quan trọng của KNM. Về phía SV, do họ đang trong quá trình đào tạo, trình độ nhận thức về nghề

nghiệp nói chung và nhận thức về tầm quan trọng của KNM vẫn cịn có những tồn tại nhất định và cần được tiếp tục hồn thiện thơng qua q trình đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tự rèn luyện.

* Nhận thức của giảng viên và sinh viên về hệ thống kỹ năng mềm cần được hình thành và phát triển ở sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Đa số GV và SV các trường Đại học tham gia khảo sát đều tán thành về hệ thống KNM cần hình thành ở SV đã được luận án nghiên cứu, đề xuất. Nói khác đi, đa số GV và SV tham gia khảo sát đồng thuận về hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ GV triển khai các hoạt động nhằm hình thành và phát triển KNM cho SV của nhà trường, đồng thời, nó cũng là cơ sở để mỗi SV chủ động, tự giác học tập, rèn luyện KNM cho bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: GV tham gia khảo sát tán thành về hệ thống KNM cần hình thành và phát triển ở SV các trường Đại học với tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ tán thành ở nhóm khách thể là SV.

*Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Đa số khách thể khảo sát đều nhận thấy được mục tiêu giáo dục KNM cho sinh viên các trường Đại học. Trong đó, cả GV và SV tham gia khảo sát đều khẳng định mục tiêu quan trọng nhất trong giáo dục KNM cho SV là “Giúp cho

sinh viên có được ý thức đầy đủ về những kỹ năng cần thiết liên quan đến việc chuẩn bị, thiết lập và phát triển mối quan hệ tương tác qua lại giữa mình với những người xung quanh nhằm giúp hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả tối ưu” (97,9% GV và 88,1% SV tham gia khảo

sát).

Xét trong tương quan giữa hai nhóm khách thể khảo sát chúng tơi nhận thấy rằng, nhóm khách thể là GV có nhận thức đầy đủ hơn nhóm khách thể là SV về mục tiêu giáo dục KNM cho SV các trường Đại học.

Kết quả nghiên cứu thu được cũng cho thấy, vẫn còn một bộ phận GV (dao động từ 10,1% đến12,1%) và SV (đến 14,1% đến 11,9%) chưa nhận thức được một cách đầy đủ về mục tiêu giáo dục KNM cho SV các trường ĐH. Thực trạng này đòi hỏi các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các biện pháp nhằm giúp cho toàn thể GV và SV ý thức đầy đủ về mục tiêu của quá trình giáo dục KNM cho SV trong thời gian tới.

2.2.3.2. Thực trạng thực hiện giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

* Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên

địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trong những năm qua, tại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các nội dung giáo dục KNM cho SV đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các khách thể tham gia khảo sát đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo dục KNM tại các trường Đại học chủ yếu ở mức “Ít thường xuyên”.

*Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục KNM cho SV các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trong những năm qua, các con đường giáo dục KNM nêu trên đã được triển khai trong thực tiễn giáo dục của các trường Đại học, song, các GV và SV tham gia khảo sát đánh gia mức độ thực hiện các con đường giáo dục KNM cho SV chủ yếu ở mức “Ít thường xuyên”. Kết quả nghiên cứu thu được về thực trạng của vấn đề

này đòi hỏi các trường Đại học mà trực tiếp là cán bộ quản lý nhà trường, cùng đội ngũ GV cần quan tâm, nghiên cứu các biện pháp phù hợp hơn để có thể tăng cường mức độ thực hiện các con đường giáo dục KNM cho SV của các nhà trường.

* Thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Đánh giá của GV về mức độ KNM cần được hình thành và phát triển ở SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3. Đánh giá của GV về mức độ KNM của SV các trường Đại học

Kỹ năng Mức độ Tốt Khá T.Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % KN tự nhận thức 1 3.0 14 42.4 17 51.5 1 3.0 0 0 KN làm việc theo nhóm 0 0 15 45.5 17 51.5 1 3.0 0 0 KN quản lý thời gian 2 6.1 11 33.3 18 54.5 2 6.1 0 0

KN giao tiếp 1 3.0 14 42.4 15 45.5 3 9.1 0 0

KN lãnh đạobản thân 1 3.0 10 30.3 22 66.7 0 0 0 0

KN kiểm soát cảm xúc 2 6.1 11 33.3 20 60.6 0 0 0 0

KN vượt qua khủng hoảng 1 3.0 12 36.4 19 57.6 1 3.0 0 0 KN giải quyết xung đột 0 0 14 42.4 17 51.5 2 6.1 0 0

KN sáng tạo 0 0 16 48.5 17 51.5 0 0 0 0

Qua bảng số liệu 3 chúng tôi nhận thấy rằng: Đa số GV các trường Đại học tham gia khảo sát đánh giá KNM của SV các trường Đại học mới chủ yếu đạt được ở mức “Trung

bình” (tỷ lệ đánh giá về mức độ này ở GV dao động từ 45,5% đến 66,7% tổng số GV tham

gia khảo sát). Xét trong hệ thống các KNM đã được nghiên cứu, một bộ phận khách thể khảo sát cho rằng các KNM của SV còn ở mức yếu như: KN tự nhận thức; KN làm việc theo nhóm; KN quản lý thời gian; KN vượt qua khủng hoảng; KN giải quyết xung đột.

- Đánh giá của SV về mức độ KNM cần được hình thành và phát triển ở SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Nhận thức của SV về mức độ KNM của SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ năng Mức độ Tốt Khá T.Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % KN tự nhận thức 47 11.0 180 42.2 171 40.0 22 5.2 7 1.6 KN làm việc theo nhóm 60 14.1 188 44.0 162 37.9 14 3.3 3 0.7 KN quản lý thời gian 56 13.1 178 41.7 176 41.2 15 3.5 2 0.5

KN giao tiếp 51 11.9 192 45.0 166 38.9 17 4.0 1 0.2

KN lãnh đạobản thân 53 12.4 187 43.8 164 38.4 22 5.2 1 0.2 KN kiểm soát cảm xúc 54 12.6 183 42.9 167 39.1 21 4.9 2 0.5 KN vượt qua khủng hoảng 62 14.5 168 39.3 173 40.5 22 5.2 2 0.5 KN giải quyết xung đột 61 14.3 182 42.6 167 39.1 16 3.7 1 0.2

Qua bảng số liệu 4 chúng tôi nhận thấy rằng: Đa số SV tham gia khảo sát đánh giá KNM của SV các trường Đại học mới chủ yếu đạt được ở mức “Khá” (tỷ lệ đánh giá về

mức độ này ở SV dao động từ 39,3% đến 45,0% tổng số GV tham gia khảo sát). Bên cạnh đó, có từ 11,0 đến 14,5% ý kiến đánh giá thực trạng KNM ở SV ở mức độ “Tốt”.

Từ bảng số liệu 3 và 4 chúng tơi thấy rằng: Có sự chênh lệch trong đánh giá về thực trạng mức độ KNM của SV các trường Đại học. Nhóm khách thể là SV đánh giá về KNM của mình và của các bạn ở mức cao hơn so với đánh giá về vấn đề này ở các GV. Điều này có lẽ xuất phát từ việc SV chưa có được những hiểu biết đầy đủ về các tiêu chí đánh giá KNM hoặc do họ thiên vị khi đánh giá về bản thân và những bạn học xung quanh.

Kết quả nghiên cứu thu được qua việc sử dụng phương pháp phỏng vấn một số cán bộ quản lý giáo dục của các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương và lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng lao động được đào tạo tại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh với câu hỏi: “Đánh giá của đồng chí về mức độ kỹ năng mềm của người lao động qua đào tạo tại các

trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương?” đã giúp chúng tơi có thêm thơng tin thực

tiễn để khẳng định về thực trạng của vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu thu được về thực trạng mức độ KNM của SV các trường Đại học đã cung cấp những thông tin thực tiễn đòi hỏi các nhà trường mà cụ thể là đội ngũ GV cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp mang tính phù hợp nhằm từng bước phát triển KNM cho SV qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường, giúp cho nhà trường có thể cung ứng cho thị trường lao động nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, có kỹ năng mềm tốt.

2.2.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNM cho SV các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Nhìn chung, có sự thống nhất giữa các nhóm khách thể khảo sát trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến giáo dục KNM cho SV các trường Đại học khi đều khẳng định các yếu tố được chúng tôi nghiên cứu, đề xuất đều ở mức độ “Ảnh hưởng” và “Ảnh hưởng nhiều”, khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức độ “Bình thường”, “Ít ảnh hưởng” hay “Không ảnh hưởng”. Các khách thể khảo sát đều thống nhất cho rằng nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn đến giáo dục KNM cho SV các trường Đại học so với nhóm các yếu tố khách quan. Nhóm khách thể là GV trường Đại học đánh giá các yếu tố trên đánh giá cao hơn so với nhóm khách thể là SV (ĐTB chung lần lượt là 4, 66 và 4,53). Kết quả nghiên cứu thu được về thực trạng của vấn đề này đòi hỏi Hiệu trưởng trường Đại học cần chỉ đạo cán bộ, GV đảm nhiệm quá trình giáo dục KNM cho SV các khai thác tối ưu ảnh hưởng tích cực của các yếu tố trong quá trình tổ chức thực hiện quá trình này, nhằm đảm bảo quá trình giáo dục KNM cho SV các trường Đại học được thực hiện thường xuyên, thuận lợi và ngày càng đạt được kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án: Giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay theo quan điểm tích hợp. (Trang 37 - 40)