Chương 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng quản lý hồ sơ cán bộ viên chức trường Cao đẳng Sư phạm
26
Thực tế hiện nay, Công tác quản lý hồ sơ viên chức tại trường Cao đẳng Sư phạm Hịa Bình vẫn thực hiện theo truyền thống, thủ công. Hố sơ viên chức được tổ chức, sắp xếp theo đơn vị, Hồ sơ viên chức chủ yếu Hồ sơ tuyển dụng lần đầu viên chức. Các thành phần bổ sung định kỳ theo như: Kê khai lý lịch bổ sung, kê khai tài sản, đánh giá tháng, các văn bằng chứng chỉ bồi đào tạo bồi dưỡng, quyết định nâng lương, phụ cấp thâm niên sắp xếp riêng theo từng năm riêng rẽ với hồ sơ viên chức.
Đối việc tách riêng rẽ một số thành phần kê khai bổ sung hàng năm ngồi hồ sơ, nếu tổ chức, sắp xếp khơng khoa học dẫn đến việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công tác báo cáo, thống kê mất nhiều thời gian thậm chí thất lạc tài liệu.
Một số cán bộ viên chức không nhận thức được tầm quan trọng của văn bằng, chứng chỉ khi được cử đi học nâng cao trình độ đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến sau khi hồn thành khóa học khơng cung cấp văng bằng bổ sung vào hệ thống hồ sơ viên chức. Vì thế, cơng tác báo cáo thống kê định kỳ hàng năm chưa đảm bảo thật sự chính xác.
Một số khâu của công tác Quản lý Thông tin viên chức đã ứng dụng Công nghệ thông tin như: Thông tin viên chức, bậc lương hiện hưởng, trình độ đào tạo cao nhất, ngạch viên chức, văn bằng chứng chỉ (Quản lý nhà nước, Quản lý giáo dục, Chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ), Thời điểm vào ngành giáo dục (Ngày có Quyết định tuyển dụng, Quyết định hết tập sự, Quyết định biên chế), Số sổ bảo hiểm xã hội, Ngày được bổ nhiệm chức vụ hiện tại. Chủ yếu nhập trong tập tin Excel, điều này giúp cho việc lọc dữ liệu thống kê, báo cáo hiệu quả, nhưng việc cập nhật dữ liệu thay đổi hàng năm như (Thông tin lương, Ngày bổ nhiệm, ln chuyển cơng tác, thay đổi trình độ đào tạo bồi dưỡng...) tốn nhiều thời gian, cán bộ viên chức quản lý cẩn thận, kỹ càng. Mặt khác, việc lấy thông tin cán bộ viên chức thay đổi trong những năm trước khó khăn do tập tin Excel được sao chép lại và lưu ở nhiều thư mục.
27