Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Một phần của tài liệu Phân tích đường lối đối ngoại của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy chứng minh rằng, đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới đã đáp ứng được (Trang 25 - 29)

thời gian tới.

1.3.2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là chủ động về mọi mặt, quán triệt sâu sắc nội hàm tư tưởng của Đảng và nhân dân về “hội nhập kinh tế quốc tế”, thấy trước quá trình hội nhập sẽ mang lại nhiều thời cơ, vận hội mới, nhưng nó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có nội dung rất rộng. Đó là chủ trương, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; nắm vững quy luật, sự vận động tất yếu của kinh tế quốc tế nói riêng; nắm vững quy luật, sự vận động tất yếu của kinh tế khu vực và toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định chiến lược, lộ trình, nội dung, quy mơ, bước đi phù hợp, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế...

Việc hội nhập kinh tế của Việt Nam bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức, thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hố, dịch vụ, vốn, cơng nghệ, nhân công... giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với những quy định của các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia.

Trong những năm vừa qua nước ta cũng đã lần lượt tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế: chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Từ đó đến nay, Việt Nam cũng lần lượt cùng các nước ASEAN tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cơng nghệ thơng tin...

Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) - khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư và hơn 50% viện trợ nước ngoài (ODA) của Việt Nam.

Tháng 12/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và năm 1995 đã chính thức xin gia nhập WTO- một tổ chức thương mại tồn cầu với 145 thành viên, hiện kiểm sốt trên 90% tổng giá trị giao dịch thương mại của thế giới.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tiến trình từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương, lồng gép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...Với thành cơng bước đầu khi nước ta tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và nhà nước ta cần chú trọng trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Chủ động cùng với các nước đối tác triển khai mạnh mẽ và hồn thiện các khn khổ quan hệ, nhằm đưa các khuôn khổ này đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong thế kỷ 21. Tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp giải quyết các vấn đề cịn tồn tại về biên giới lãnh thổ với các nước lánggiềng trên tinh thần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ, hồ bình, ổn

định ở

khu vực và trên thế giới. Tăng cường huy động và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ chiến lược tăng trưởng mới, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Theo đó, cần sớm xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới và đề ra lộ trình triển khai, trong đó có việc tham gia các FTA.

Triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 trên cơ sở gắn chặt với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Tiếp tục phát huy những thành tựu quan trọng của công tác về người Việt Nam ở nước ngồi và bảo hộ cơng dân, hồn thiện và triển khai tốt các chính sách đối với kiều bào, hỗ trợ kiều bào hội nhập sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc, mở rộng các hoạt động tập hợp, vận động kiều bào hướng về đất nước. Tăng cường thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại; nâng cao hơn nữa hiệu quả giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội, địa phương và hoạt động ngoại giao nhân dân và đẩy mạnh triển khai Luật về các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngồi.

1.4. Bài học

Thơng qua việc phân tích đường lối đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới có thế rút ra một số bài học mang ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự sâu sắc

Một là, ln ln nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường; đồng thời tăng cường đoàn kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế.

Độc lập tự chủ thể hiện trong tư duy nhận thức độc lập và sáng tạo, trong quyết sách và thực hiện đường lối chính sách. Độc lập tự chủ, bảo đảm lợi ích chính đáng của dân tộc là nguyên tắc và nhiệm vụ hàng đầu của đường lối đối ngoại. Trong hoạt động đối ngoại, chú trọng tập hợp lực lượng quốc tế, tạo thế và lực, đồng thời, chính các thành tựu của q trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam đã thúc đẩy thế giới quan tâm tới Việt Nam và tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người yêu nước Việt Nam đầu tiên đặt cách mạng Việt Nam trong quan hệ tồn cầu, một bộ phận khăng khít trong sự nghiệp của nhân loại tiến bộ.

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, là sự kết hợp sức mạnh của truyền thống lịch sử, chính trị, qn sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao... Trước hết là sức mạnh đồn kết tồn dân vì sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sức mạnh thời đại luôn mang nội dung mới, phù hợp với tiến hóa của nhân loại

Trong thời gian tới, khả năng kết hợp nội lực và ngoại lực tùy thuộc vào công tác chuẩn bị và triển khai công cuộc hội nhập quốc tế sang một bước mới; vào việc xây dựng kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế, với lộ trình hợp lý, thực hiện được các cam kết quốc tế, nâng

cao hơn nữa sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa, dịch vụ và của doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Ba là, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác lâu bền với các nước láng giềng, quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn

Quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn là những vấn đề nổi bật của đường lối đối ngoại Việt Nam trong suốt thời kỳ hiện đại. Trong thời kỳ tồn cầu hóa về kinh tế, liên kết khu vực và hội nhập quốc tế, muốn duy trì và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, ổn định, thì cần phải đẩy mạnh hợp tác nhiều mặt thông qua các cơ chế song phương trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, Có như vậy mới tạo ra được sự bền vững gắn kết các nước láng giềng lại với nhau. Hơn nữa các chính sách đối ngoại của Việt Nam cần quan tâm, chú trọng, tìm hiểu thấu đáo mọi khía cạnh liên quan đến quan hệ láng giềng và nước lớn để có thể dự báo và xử lý khôn khéo các vấn đề phát sinh, tạo cơ sở tương đối ổn định và bền vững cho tổng thể quan hệ đối ngoại nước nhà.

Bốn là, coi trọng phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh, kinh tế, văn hóa ở các cấp trung ương và địa phương.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động ngoại giao với quân sự, chính trị tạo sức mạnh tổng hợp để đánh thắng những kẻ địch mạnh là quy luật của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tiềm lực quốc phòng, an ninh của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Kinh tế phát triển tạo nền tảng vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực cho quốc phịng, an ninh. Kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từ đó củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường ổn định xã hội và tiềm lực quốc phòng, an ninh. Khi cuộc sống về mọi mặt của người dân được nâng cao, tiến bộ, công bằng, dân chủ được tăng cường thì người dân, các lực lượng xã hội yên tâm, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vững vàng trước sự lơi kéo, xúi bẩy, kích động của các thế lực thù địch. Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có cơ hội phát triển tồn diện của nhân dân là nền tảng chính trị vững chắc để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

PHẦN 2: Bằng thực tiễn lịch sử, hãy chứng minh rằng, đườnglối đối ngoại thời kỳ Đổi mới đã đáp ứng được nhu cầu xây

Một phần của tài liệu Phân tích đường lối đối ngoại của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Bằng thực tiễn lịch sử, hãy chứng minh rằng, đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới đã đáp ứng được (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w