GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu 20211109145033 (Trang 114)

3.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

3.1.1. Giải pháp bảo vệ đất

- Kiểm sốt chặt chẽ mơi trường, đặc biệt là mơi trường đất xung quanh các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất,… để hạn chế rủi ro ô nhiễm môi trường đất do tồn lưu các kim loại, hóa chất độc hại. Đối với các khu vực canh tác nơng nghiệp cần bón phân cân đối, hợp lý, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng đúng liều lượng khuyến cáo, không dùng quá liều lượng, tránh lượng tồn dư trong đất, hủy hoại môi trường đất.

- Các địa phương cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật; đầu tư xây dựng cơng trình xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn.

- Khẩn trương thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo quy định như điều tra, đánh giá về chất lượng, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thối hóa đất, ơ nhiễm đất,… để làm cơ sở cho việc quản lý, cải tạo, bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên đất trên địa bàn.

3.1.2. Các biện pháp cải tạo đất

- Biện pháp sinh học và hữu cơ: Sử dụng các tàn tích hữu cơ như rễ cây,

thân lá được để lại đất sau thu hoạch; các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu (lạc, keo,…); các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất; các phương thức bổ sung chất hữu cơ cho đất như bón phân hữu cơ, phủ vật liệu hữu cơ cho cây trồng chính, trồng cây phủ đất đa tác dụng cho cây trồng chính; sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp để cố định Nitơ tự do thành đạm dễ tiêu qua 2 con đường vi sinh vật cố định đạm tự do từ khí trời và vi sinh vật cố định đạm

109

qua nốt sần; sử dụng các chế phẩm sinh học để làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cải tạo đất.

- Biện pháp thâm canh: Làm đất thích hợp với từng loại cây trồng: Cày,

bừa, đánh luống, rạch rãnh gieo hạt. Lựa chọn giống cây trồng thích hợp cho các loại đất, giống chịu được các đặc tính đất bị thối hóa như, chịu thiếu lân, chịu khô hạn, chịu ngập úng,.... Bón phân khơng chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà phải đảm bảo lượng phân làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Hiệu quả của bón phân phục hồi đất rõ nhất là duy trì và tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, bón vơi khử chua các loại đất bị chua hóa. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng: Làm cỏ, sục bùn (đất lúa), xới sáo (đất trồng cạn), phòng trừ sâu hại và dịch hại thường xuyên, đặc biệt ưu tiên chăm sóc các loại cây trồng trên những loại đất thối hóa mạnh, vì trên những loại đất này, hàm lượng hữu cơ, hoặc dung tích hấp thu, hoặc một số tính chất vật lý của đất rất thấp/kém, nên các loại cây trồng thường dễ bị tổn thương khi thời tiết hoặc môi trường sản xuất bị thay đổi đột ngột.

- Biện pháp tưới tiêu: Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới

nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thối hóa của tỉnh. Cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước tưới thấm dần vào đất (tưới nhỏ giọt), đồng thời tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa giữ ẩm cho đất và tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như tránh tạo nên dịng chảy gây xói mịn và rửa trơi đất khi tưới.

3.1.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường

- Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trước mắt, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường khu cụm công nghiệp, khu kinh tế, bệnh viện, làng nghề, các lưu vực sông, vùng nông thôn. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản, các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các loại tài nguyên được quy hoạch, phục vụ các mục đích, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng kỳ, từng giai đoạn phát triển. Nhờ đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên sẽ có hiệu quả, tiết kiệm, tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương.

110

- Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế sử dụng các loại phân bón vơ cơ gây hại cho đất và các hóa chất bảo vệ thực vật.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

- Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, trước khi phê duyệt dự án cần bắt buộc thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khi các dự án đi vào hoạt động. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ mơi trường.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các dự án trên địa bàn ứng dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các cơng trình thu gom và xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị,... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Các khu cơng nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải hoàn chỉnh.

- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, nước. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống quan trắc mơi trường, các cơng trình xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải và các cơng trình bảo vệ mơi trường khác. Tăng dần độ che phủ về cây xanh đô thị, tạo cân bằng hệ sinh thái đạt chuẩn chung.

- Chủ động liên kết, phối hợp với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phịng ngừa, đối phó với tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng.

3.2. Các giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới của ngành.

- Bổ sung nhân sự có năng lực, có chun mơn và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý, điểu kiện làm việc cho các cấp để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và còn yêu cầu về cách thực thức thi thông minh, khéo léo trong giải quyết vấn đề cho phù hợp nhất là trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

111

- Hồn thiện cơng tác tuyển dụng, chế độ đãi ngộ và cải thiện điều kiện lao động, nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất dụng đất

3.3.1. UBND tỉnh

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo đúng quy định.

- Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của tỉnh cho các huyện, thành phố, thị xã và chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh. - Chỉ đạo việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trên địa bàn có sử dụng đất đảm bảo thống nhất với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh.

- Chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Định kỳ hàng năm, tổng hợp, lập báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội theo quy định.

3.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơng bố cơng khai có trách nhiệm đăng tải các thông tin chủ yếu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trên báo Hậu Giang; các Website của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp và các cơ quan khác có liên quan.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng kế hoạch quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao.

112

- Tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện đề ra các giải pháp trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kịp thời trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

- Hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn trình HĐND, UBND tỉnh.

- Hàng năm tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo đúng quy định trình UBND tỉnh phê duyệt.

3.3.3. Các sở, ngành khác

- Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực đã được duyệt, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện các cơng trình, dự án liên quan đảm bảo tiến độ, trình tự, thủ tục theo đúng quy định. Đồng thời, tiến hành rà sốt, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở thực hiện nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy hoạch.

Ngoài ra, một số sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xúc tiến đầu tư, hướng dẫn về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ lập hồ sơ để hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành (nếu có); cấp giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các cơng trình, dự án theo quy hoạch được duyệt.

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo, chính sách xã hội trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở hỗ trợ tái định cư và giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn khi triển khai các cơng trình, dự án theo quy hoạch được duyệt.

3.3.4. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng của tỉnh trên địa bàn.

- Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất được tỉnh phân bổ trên địa bàn, tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình thẩm định, phê duyệt và công bố theo đúng quy định.

113

3.4. Các giải pháp khác

* Về chính sách tài chính đất đai

- Có cơ chế tạo nguồn tài chính khả thi và bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về nguồn vốn và những ưu đãi cần thiết cho các nhà đầu tư về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, phát triển khu du lịch, khu cụm công nghiệp, năng lượng tái tạo, sản xuất kinh doanh, khu đô thị,…

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai nhằm góp phần lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. - Có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi như: cho thuê đất, giao đất thơng thống, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư,… để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

* Về quản lý sử dụng đất

- Xác định ranh giới, cắm mốc, quản lý diện tích đất trồng lúa đúng theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; tập trung đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; hệ thống cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa, hàng hóa tại địa phương; vùng giống lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh lúa thương phẩm ứng dụng công nghệ cao liên kết theo cánh đồng lớn,…để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập giúp người trồng lúa yên tâm sản xuất.

- Triển khai, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách hiện hành về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp đến người sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh đáp ứng theo nhu cầu của thị trường góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất cho xây dựng các cơng trình ngầm, hoạt động thăm dị và khai thác khống sản, việc phục hồi đất sau khi kết thúc thăm dò, khai thác.

- Xây dựng và ban hành quy định để xác định rõ trách nhiệm cụ thể trong từng ngành, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc quản lý đất đai nói chung và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.

114

* Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác kiểm kê, thống kê đất đai; đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để hạn chế những sai lệch về diện tích, thơng tin đất đai nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập, giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng mạng thông tin đất đai giữa các cơ quan quản lý đất đai từ tỉnh xuống đến các xã, phường và các đơn vị có liên quan; cập nhật nội dung quy hoạch sử dụng đất trong kế hoạch hàng năm cấp huyện và các quy hoạch, dự án khác có liên quan trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập thông tin của các ngành,

Một phần của tài liệu 20211109145033 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)