Chỉ số này giúp đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng lớn càng không tốt. Năm 2005, chỉ số này là 3,1%, năm 2006 là 2,87% và năm 2007 là 2,7%. Tổng dư nợ tăng , nợ quá hạn giảm là điều rất tốt, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm dần theo làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng tăng dần. Mặc dù mới đi vào hoạt động được 8 năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm vẫn ở dưới mức cho phép của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL là 3% (nhưng năm 2005 đã vượt mức cho phép) và Ngân hàng Nhà Nước là 5%, điều này cho thấy quy mô tín dụng tại chi nhánh là khá tốt và có hiệu quả. MHB Chi nhánh Ô Môn cần tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác thu nợ như hiện nay.
Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tai MHB- chi nhánh Ô Môn-TP Cần Thơ là khá tốt. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn khác. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng; mặc dù vậy, MHB - chi nhánh Ô Môn-TP Cần Thơ trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của chi nhánh được đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận.
4.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Bảng 11: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHUNG
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM
2004 2005 2006
Vốn huy động triệu đồng 16.312 22.566 61.284
Tổng nguồn vốn triệu đồng 136.950 150.520 185.850
Doanh số cho vay triệu đồng 125.460 145.365 198.560
Doanh số thu nợ triệu đồng 109.875 133.845 162.308
Tổng dư nợ triệu đồng 132.476 143.996 180.248
Dư nợ bình quân triệu đồng 120.110 138.236 162.122
Nợ quá hạn triệu đồng 1.431 1.584 2.343 VHĐ/TNV % 11,91 14,99 32,97 TDN/TNVHĐ lần 8,12 6,38 2,94 TDN/TNV % 96,73 95,66 96,98 Hệ số thu nợ % 87,57 92,07 81,74 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,91 0,96 1,00 Nợ quá hạn/tổng dư nợ % 1,08 1,10 1,29
4.5.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu tỷ lệ % là vốn huy động tại địa phương, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tỷ lệ này của MHB- CN Ô Môn tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ này là 11,91%, năm 2006 là 14,99% và năm 2006 là 32,97%. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước là một tín hiệu rất đáng mừng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được phần nào nguồn vốn huy động, góp phần chia sẻ tốt nhiệm vụ cho vay với nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
4.5.2 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2005, tỷ lệ này là 8,12 lần, năm 2006 là 6,38 lần và năm 2007 là 2,94 lần, càng ngày tỷ số này càng tiến dần về 1. Thông thường, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, tốt nhất là gần bằng 1. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì tức là ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Năm 2005, cứ 8,12 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006, cứ 6,38 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2007, cứ 2,94 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Từ đó cho thấy ngân hàng đã và đang sử dụng triệt để nguồn vốn huy động, qua mỗi năm nguồn vốn huy động càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay.
4.5.3 Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng, nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Năm 2005 chỉ tiêu này là 96,73, năm 2006 là 95,66% và năm 2007 là 96,98%. Tuy trong năm 2006, chỉ tiêu này có giảm một ít nhưng vẫn ở mức rất cao; đến năm 2007 tăng cao trở lại, ở mức gần 97%. Chỉ tiêu này của MHB- CN Ô Môn tuy tăng giảm không đều qua 3 năm nhưng luôn ở mức rất cao chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng gần như tối đa nguồn
vốn để cho vay, làm tốt vai trò điều tiết nguồn vốn giữa người thiếu vốn và người thừa vốn.
4.5.4 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 là 87,57%, năm 2006 là 92,07% và năm 2007 là 81,74%. Đây là một kết quả khá tốt, năm 2005 mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng thu lại được 0,87 đồng và đến năm 2007 mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng đã thu lại được 0,81 đồng. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện để giúp cho đồng vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo an toàn.
4.5.5 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Năm 2005, chỉ tiêu này là 0,91 vòng, đến năm 2006 tăng lên 0,96 vòng và đến năm 2007 tăng tlên mức là 1,01 vòng. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2006, đặc biệt là năm 2006 có nhiều khoản nợ quá hạn tăng lên, một số khách hàng kinh doanh không hiệu quả làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng.
4.5.6 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ số này giúp đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng lớn càng không tốt. Năm 2005, chỉ số này là 1,08%, năm 2006 là 1,10% và năm 2007 là 1,29%. Dư nợ tăng dần là điều tốt, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng dần theo làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm dần. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm vẫn ở dưới mức cho phép của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL là 3% và Ngân hàng Nhà Nước là 5%. MHB- CN Ô Môn cần tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác thu nợ như hiện nay.
Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tai MHB- CN Ô Môn là khá tốt, mạng lưới tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy
động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng; mặc dù vậy, MHB- CN Ô Môn trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của chi nhánh được đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ
HỘ GIA ĐÌNH Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN5.1.1 Các yếu tố khách quan 5.1.1 Các yếu tố khách quan
- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Sau khi nhận được tiền vay từ ngân hàng, khách hàng thường có động cơ sử dụng vốn vay vào các mục đích rủi ro nhưng có mức sinh lợi cao làm cho ngân hàng khó thu hồi nợ.
- Sự phối hợp trong việc hoàn thành thủ tục để cho vay chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà còn chậm; thủ tục, thời gian đăng ký giao dịch đảm bảo, xác nhận tại một số cơ quan chính quyền còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ chế, chính sách liên quan mật thiết đến đất đai như chiến lược quy hoạch, phát triển vùng, ngành; các quy định liên quan đến việc sử dụng đất thường xuyên thay đổi, không có tính dự báo của Việt Nam cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án vay vốn.
5.1.2 Các yếu tố chủ quan
hàng sau khi vay vốn hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội và khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng nên rất khó kiểm soát.
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH Ở MHB – CHI NHÁNH ÔMÔN
Những năm qua, chi nhánh MHB Ô Môn đã góp phần không nhỏ trong việc giúp các hộ dân vay vốn để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở để yên tâm lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thế nhưng, để có thể tiếp tục phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, “buộc” chi nhánh phải áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao nghiệp vụ cho vay xây dựng, sửa chữa nhà là vô cùng cần thiết.
5.2.1 Tăng trưởng nguồn vốn huy động
Để hoạt động cho vay tốt đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, nhưng vấn đề ở đây là nguồn vốn này được lấy từ đâu?, từ các tổ chức kinh tế, từ vốn huy động hay vốn tự có?, nếu từ vốn tự có thì không đủ để cho vay, từ các tỏ chức kinh tế thì phải chịu lãi suất cao và không như mong muốn, như vậy chỉ có từ nguồn vốn huy động là yếu tố cần thiết đối với các ngân hàng. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn không những mở rộng được công tác cho vay, tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng ngày càng nhiều lợi nhuận. Riêng đối với NH PTN ĐBSCL- CN Ô Môn thì điều này cũng không phải là ngoại lệ, bởi lẽ đẩy mạnh được công tác huy động vốn thì chi nhánh cũng sẽ mở rộng được hoạt động cho vay và tiết kiệm được chi phí. Để tăng trưởng nguồn vốn huy động cần thực hiện một số biện pháp:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gởi tiền.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng ; cung cấp cho họ những phương tiện thanh toán thuận lợi
phục vụ nhu cầu rút và gởi tiền ở bất cứ chi nhánh phụ thuộc nào.
- Tuyên truyền, quảng cáo, hấp dẫn khách hàng gởi tiền bằng nhiều hình thức như: tặng quà, xổ số trúng thưởng,…. Quảng cáo thiên về chất lượng hơn là hình thức.
- Nâng cao uy tín của mình thể hiện qua từng năm hoạt động có hiệu quả. Chi nhánh hoạt động có hiệu quả thì khách hàng có thể chấp nhận mức lãi suất thấp với độ an toàn cao.
- Trụ sở làm việc phải ở vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất cần khang trang, hiện đại nhằm tạo cho các khách hàng niềm tin, sự thoải mái khi đến ngân hàng mình giao dịch.
5.2.2. Mở rộng hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở
- Ngân hàng cần phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, nhất là các chủ trương có liên quan đến việc cho vay xây dựng nhà ở.
- Thủ tục giấy tờ cần đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng.
- Thái độ giao tiếp của nhân viên với khách hàng vay phải luôn vui vẻ, ân cần, lịch sự nhằm tạo cho khách hàng thấy được sự tôn trọng đối với họ.
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể, rõ ràng về phương thức cũng như điều kiện vay vốn làm nhà. Nếu đồng ý cho vay thì thời gian xử lý nghiệp vụ cần nhanh chóng, chính xác tạo cho khách hàng sự thoải mái, thuận tiện khi đến vay. - Cần chú ý đến công tác quảng cáo, tiếp thị để khách hàng thấy được mặt tích cực của việc vay vốn xây dựng phát triển nhà ở, ngoài cho vay làm nhà chi nhánh còn cho vay đối tượng khác như: cho vay tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế phụ gia đình, …
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được những nhu cầu vốn, những định hướng trong tương lai để chi nhánh có kế hoạch kịp thời hoặc có những sản phẩm, dịch vụ đón đầu đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế hiện nay.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác tín dụng.
- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm để giúp cho ngân hàng có thêm những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.
- Ngân hàng cần chú trọng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ trong từng đơn vị cơ sở trực thuộc để phát hiện kịp thời các tồn tại, thiếu sót, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng.
- Không tập trung vốn vào một ngành kinh tế hay vào một số khách hàng mà phải phân tán cho nhiều người.
- Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao dịch với khách hàng, thẩm định dự án phải có những kỹ năng nghề nghiệp như: thẩm định dự án, các thủ pháp nghệ thuật cần thiết khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu đến giao dịch với ngân hàng …
- Giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ trong việc thẩm định, quyết định cho vay, kiểm soát món vay. Trong đó yếu tố đạo đức của CBTD, cán bộ thẩm định phải được đặc biệt chú trọng để tránh rủi ro tín dụng.
- Đôn đốc CBTD phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cung cấp sai lệch thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của họ đe dọa nghiêm trọng đến khả năng trả nợ ngân hàng; giá trị tài sản thế chấp, cầm cố nợ vay bị giảm không còn đủ để đảm bảo nợ vay mà bên vay không có các biện pháp đảm bảo tiền vay khác để thay thế thì phải lập tức đình chỉ giải ngân và thu hồi nợ vay trước hạn.
- Chỉ đạo tổ xử lý thu hồi nợ quá hạn tiến hành đánh giá, phân loại tình trạng nợ quá hạn bình thường (có khả năng thu hồi), nợ quá hạn có vấn đề hay khó thu hồi và tiến hành họp tổ xử lý thu hồi nợ để kiểm điểm trách nhiệm đã để xảy ra nợ quá hạn có vấn đề, nợ quá hạn khó thu hồi. Khi cần thiết cần tạm ngưng nghiệp vụ đối với CBTD trực tiếp gây ra nợ quá hạn lớn để tập trung thu hồi nợ vay.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích và đánh giá tình hình cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại chi nhánh NH PTN ĐBSCL- CN Ô Môn cho thấy hoạt động này đã góp phần