CBDC nên là tiền mật mã ổn định, có chủ quyền

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài Xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số của NHTW trên thế giới và Khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3: CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỊNH HÌNH MƠ HÌNH CBDC CỦA VIỆT NAM

3.1 CBDC nên là tiền mật mã ổn định, có chủ quyền

Việc chuyển đổi tiền gửi ngân hàng thành các đơn vị CBDC có những ảnh hưởng đối với bảng cân đối tài sản của NHTW, nguồn tài trợ, bảng cân đối tài sản, cấu trúc của ngành ngân hàng và chính sách tiền tệ. Về mặt lý thuyết, có ba mơ hình CBDC mà sự khác biệt thể hiện ở việc tiếp cận bảng cân đối tài sản NHTW của các khu vực trong nền kinh tế (các ngân hàng, trung gian tài chính phi ngân hàng và cơng chúng). Theo Kumhof và Noone (2018), có ba mơ hình CBDC:

(1) Mơ hình tiếp cận của các trung gian tài chính: chỉ có các các ngân hàng và các trung gian tài chính phi ngân hàng mới có thể tiếp cận được CBDC. Chỉ có các ngân

hàng và các trung gian tài chính phi ngân hàng có thể tương tác trực tiếp với NHTW

để mua/bán CBDC để đổi lấy chứng khốn được đảm bảo bởi chính phủ.

(2) Mơ hình tiếp cận đại trà: Ngồi các ngân hàng và trung gian tài chính, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tiếp cận CBDC. CBDC đóng vai trị như tiền tệ cho mọi đối tượng trong nền kinh tế.

(3) Mơ hình tiếp cận của các trung gian tài chính và ngân hàng hẹp: trong mơ hình này, chỉ có các ngân hàng và trung gian tài chính phi ngân hàng mới có thể tiếp cận được CBDC. Trong mơ hình này sẽ có một trung gian tài chính đóng vai trị là

ngân hàng hẹp, cung cấp tài sản tài chính cho các hộ gia đình và doanh nghiệp được đảm bảo thuần túy bằng CBDC và đây khơng phải là hoạt động mở rộng tín

Việc sử dụng công nghệ tiền mật mã của các đồng tiền số tư nhân hiện nay có một yếu tố quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, đó là chủ quyền của tiền tệ không thuộc về NHTW mà thuộc về hệ thống mạng máy tính phi tập trung. Điều này sẽ khiến cho việc điều hành chính sách tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn khi cần tăng hoặc giảm lượng cung tiền khẩn cấp. Trong một hệ thống tiền mật mã thuần tuý thì lượng cung tiền do thuật tốn quy định và khơng thể thay đổi nếu chưa được số đông các máy tính đồng nhất ý kiến. Vì bản chất của blockchain phải mở và được quản trị bởi nhiều thực thể riêng biệt, đó là điều quan trọng trong cơng nghệ này, một số quốc gia bắt đầu nghiên cứu để kết hợp tiền mật mã với đồng tiền có chủ quyền.

Tiền mật mã có chủ quyền sẽ gần giống với một đồng tiền mật mã có giá trị ổn định theo tiền pháp định, thường được gọi là stablecoin. Đây là các đồng tiền tồn tại và được xử lý giao dịch trong mạng lưới blockchain nhưng giá trị thì được neo vào các đồng tiền pháp định của một quốc gia cụ thể.

Hơn nữa, việc phát hành tiền điện tử công cộng sẽ tránh được việc giảm thu nhập có chủ quyền đối với Chính phủ trong trường hợp mất tiền mặt thực tế. Việc phát hành tiền cơ sở NHTW thông qua chuyển tiền ra cơng chúng có thể tạo thành một kênh mới để truyền chính sách tiền tệ (tức là tiền trực thăng), cho phép kiểm soát trực tiếp hơn cung tiền hơn các công cụ gián tiếp như nới lỏng định lượng và lãi suất, và có thể dẫn đường tới một hệ thống ngân hàng dự trữ đầy đủ.

Một ví dụ điển hình là Tether (USDT), đồng tiền mật mã ổn định hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường tại thời điểm bài viết này được thực hiện. Mỗi đơn vị của Tether được “neo 1:1 với đôla" và “luôn luôn được đánh giá bởi Tether ở mức 1 đơla”. Do đó, “sự ổn định” của đồng tiền này (nếu mô tả này đáng tin cậy) dựa vào “khoản dự trữ” tài sản bao gồm “tiền mặt và các khoản tương đương tiền”, có thể bao gồm “các tài sản khác và các khoản phải thu từ các khoản cho vay được thực hiện bởi Tether đối với các bên thứ 3”. Các con số trong cơng bố đảm bảo của Tether định kỳ được kiểm tốn bởi một cơng ty kiểm tốn uy tín trên thị trường. Đồng tiền Tether không cần thiết lập hệ thống blockchain riêng mà “cộng sinh” với các blockchain mạnh mẽ hiện đã có trên thị trường như Ethereum hoặc TronX, điều khiến cho Tethernhanh chóng trở thành đồng tiền ổn định phổ biến do không cần thiết lập mạng lưới

blockchain riêng lẻ.

Điều quan trọng nhất đối với một stablecoin là khả năng minh bạch của lời hứa “hoán đổi 1:1 với tiền pháp định”. Nếu tổ chức phát hành là NHTW thì yếu tố này sẽ dễ dàng được thực hiện và khơng cần tiến hành kiểm tốn định kỳ như đồng Tether. Phát hành CBDC dưới dạng stablecoin sẽ tránh được rủi ro gây bất ổn cho hệ thống tài chính vì sự tràn ngập tiền tệ tư nhân.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài Xu hướng sử dụng tiền kỹ thuật số của NHTW trên thế giới và Khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w