CHƯƠNG 3: CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỊNH HÌNH MƠ HÌNH CBDC CỦA VIỆT NAM
3.3 Hoàn thiện thuật tốn tối ưu của chính sách tiền tệ
Trong mơi trường của tiền số thì tồn bộ dữ liệu chi tiêu, đầu tư, lãi suất, tỷ giá cũng như tồn bộ các dữ liệu lớn (big data) về tình hình tài chính của nền kinh tế được cập nhật ngay lập tức. Điều đó tạo động lực rất lớn cho việc thiết kế một chính sách tiền tệ “thơng minh” tự điều chỉnh theo cung cầu tiền và các rủi ro tiềm ẩn. Một nền kinh tế có chính sách tiền tệ “tự động” sẽ giúp hệ thống tài chính ổn định và tự cân bằng trong giám sát của NHTW, nâng cao tính minh bạch, độc lập và hiệu quả điều hành.
Chính sách tiền tệ đa mục tiêu thường là một khiếm khuyết của kinh tế học truyền thống do nhà điều hành sẽ khó đưa ra quyết định khi có sự biến động của nhiều biến số trong nền kinh tế. Một hệ thống tiền tệ số sẽ giúp điều chỉnh cung tiền một cách nhịp nhàng, phù hợp, theo một thuật tốn lập trình sẵn, được cơng bố rộng rãi, có sự giám sát từ mạng lưới, hệ thống tiền tệ hiện đại có khả năng cùng lúc giải quyết nhiều phương trình cân bằng và các bài tốn tối ưu một cách nhanh chóng và chính xác nếu so sánh với sự chủ quan của con người.
Sự phát triển của CBDC sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành chính sách tiền tệ trong trường hợp tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành. Khi đó, sự thay thế của tiền kỹ thuật số với vai trò là đồng tiền pháp định giúp tiết giảm/loại bỏ nhiều loại chi phí liên quan đến phát hành và lưu thông tiền mặt như: in ấn, lưu thông, bảo an đồng tiền, chống tiền giả, tiêu hủy tiền cũ/rách/hỏng... Đồng thời, NHTW có thêm cơng cụ giúp kiểm sốt chính xác lượng cung tiền, từ đó, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy nền kinh tế (như có thể áp dụng lãi suất âm đối với tiền kỹ thuật số để kích thích tăng trưởng kinh tế).
Như đã trình bày ở phần trước, CBDC có thể hoạt động như tiền mặt và không được trả lãi. Trong điều kiện kinh tế bình thường, các chủ thể kinh tế sẽ muốn giữ tiền của họ trong các tài khoản ngân hàng thay vì nắm giữ CBDC vì tiền gửi ngân hàng được chi trả lãi. Tuy nhiên, trong trường hợp có những rủi ro, bất ổn về kinh tế hoặc xảy ra hiện rút tiền hàng loạt khỏi hệ thống ngân hàng thì CBDC sẽ là một lựa chọnkhác ngồi tiền mặt. CBDC được bảo đảm hồn tồn bởi NHTW, khơng có nguy cơ
mất giá và lưu trữ với số lượng lớn dễ dàng.
Một số nghiên cứu cho rằng CBDC được chi trả lãi sẽ có các tác động trực tiếp đến các chủ thể kinh tế và làm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ. Theo phương thức này, các chủ thể kinh tế cũng có thể chuyển từ tiền gửi ngân hàng sang CBDC, điều này có thể làm giảm tiền gửi của các ngân hàng. Việc rút tiền gửi chuyển sang CBDC có thể thúc đẩy các ngân hàng cạnh tranh tiền gửi, và điều này có thể làm tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, mặc dù lãi suất chính sách khơng tăng. Một số nước phát triển hiện đang có lãi suất chính sách âm, và mức lãi suất âm thường không áp dụng với lãi suất tiền gửi. Nhưng NHTW có thể tính lãi suất âm đối với CBDC, do đó sẽ truyền tải lãi suất chính sách âm hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Điều này sẽ loại trừ được vấn đề giới hạn thấp hơn zero (zero lower bound problem) của chính sách lãi suất (ví dụ: Goodfriend (2016) và Dyson và Hodgson (2016)).
Một thực tế chung sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã xảy ra đó là các nền kinh tế lớn đã rơi vào bẫy thanh khoản. Để đối phó với tình trạng suy giảm tổng cầu, các quốc gia này đã giảm lãi suất xuống mức rất thấp, thậm chí một vài quốc gia đã thực hiện chính sách lãi suất âm như: