1.1Kinh nghiệm từ Philippines
• Năm 2004, Philippines đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính vì tỷ lệ nợ của nước này đang ở mức cao, thanh toán lãi suất và nợ đang là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế.
• Trước khủng hoảng 1983 - 1984, tình hình kinh tế vĩ mô vô cùng ảm đạm các nguồn thu để trả nợ gần như cạn kiệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 5,15% (1980) xuống còn 1,87% (1983) và giảm đột ngột xuống - 7,32%
(1984). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm dần
• Chính việc phân bố nguồn lực không dựa trên lợi thế so sánh này chẳng những đã không tạo được nguồn thu ngoại tệ để trả nợ mà còn làm gia tănggánh nặng nợ do việc nhập khẩu tư liệu sản xuất và gia tăng tính kém hiệu
quả của nền kinh tế
*Nguyên nhân tồn tại hạn chế trong cơng tác quản lý nợ của Philippines
• Hệ thống ngân hàng thiếu tính cạnh tranh, phân khúc và mang nặng cách
quản lý
của ngành độc quyền
• Hệ thống tài chính yếu kém khơng thu hút được nguồn vốn trong nước, NHTW
hoạt động kém hiệu quả
• Hệ thống tài chính yếu kém khơng kiểm sốt được tỷ giá hối đối dẫn đến hiện
tượng chảy máu vốn tăng cao
1.2Kinh nghiệm từ Pakistan
Là một trong những nước tiếp nhận ODA nhiều nhất ở châu Á, gần hai phần ba số vốn đó đến từ các nhà tài trợ song phương, cũng như Hàn Quốc, Pakistan phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ từ Mỹ. Tuy nhiên, khác với Hàn Quốc, Pakistan không tận dụng được lợi thế từ dòng vốn ODA lớn và ổn định từ Mỹ, nhất là sau những năm 1960, bởi một tỉ lệ lớn viện trợ này dành cho lĩnh vực quân sự. Do những biến động chính trị liên tục, dịng vốn này đã tăng giảm thất thường, gây ra tình trạng thiếu hụt ngoại tệ kinh niên, và đó cũng là một trở ngại góp phần gây ra hình thái tăng trưởng khơng ổn định của quốc gia này (xem Hình 2.). Mặc dù đầu tư vào CSHT kinh tế cũng chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng ODA, nhưng Pakistan ít
chú trọng vào nông nghiệp, và cũng chưa bao giờ thành cơng trong việc tìm các nguồn ngoại tệ khác thay thế cho ODA (ngồi kiều hối). Do đó, cán cân thanh tốn ln là một trở ngại lớn đối với tăng trưởng của quốc gia này.
Tính từ năm 1960, Pakistan đã tiếp nhận hơn 110 tỉ USD viện trợ ODA (tính theo giá cố định năm 2009), nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy những khoản viện trợ này đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Sự trồi sụt thất thường của dòng vốn ODA cũng là một nguyên nhân khiến quốc gia này vẫn tiếp tục là một nước nghèo. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế (định hướng chính sách khơng nhất qn) và chính trị (sự thay đổi liên tục trong chính phủ cầm quyền) cũng đã khiến ODA không thể trở thành một phần gắn bó hữu cơ trong chiến lược tăng trưởng nhất quán và gắn kết của quốc gia.