Chương 4: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài NGHIÊN cứu địa lý KINH tế hàn QUỐC (Trang 35 - 37)

Quan hệ Viê ̣t Nam – Hàn Quốc là mối quan hệ ngoại giao được thiết lập chính thức giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc, hai quốc gia tuy khác nhau về địa lý, thể chế chính trị cũng như ý thức hệ nhưng lại có nhiều nét tương đồng về con người, lịch sử và văn hóa. Viê ̣t Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992.

Trải qua gần 30 năm, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.

1. Hợp tác về chính trị

Năm 2001, Viê ̣t Nam và Hàn Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hê ̣ hợp tác hữu nghị hai nước lên “Quan hê ̣ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Mối quan hê ̣ giữa hai bên tiếp tục được nâng cấp vào năm 2009 và trở thành quan hê ̣ “Đối tác hợp tác chiến lược”. Đây là mô ̣t thành tựu to lớn trong quan hê ̣ hợp tác Viê ̣t – Hàn, chứng tỏ vị trí quan trọng của Hàn Quốc trong chính sách đối ngoại của Viê ̣t Nam và ngược lại.

Trong những năm qua, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia thường xuyên duy trì những chuyến thăm và gă ̣p gỡ cấp cao hàng năm. Qua các chuyến thăm đó, nhiều hiê ̣p định quan trọng được ký kết, sự hiểu biết và tin câ ̣y giữa hai bên ngày càng được tăng cường.

2. Hợp tác về kinh tế

Trong gần 30 năm qua, quan hê ̣ hợp tác kinh tế giữa Viê ̣t Nam và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Hàn Quốc đã trở thành mô ̣t trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Viê ̣t Nam.

Về thương mại, năm 2019, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục là thành phần quan trọng của nền kinh tế Viê ̣t Nam, đóng góp 30% vào tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến tháng 10/2020, Hàn Quốc đã có khoảng 8.900 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 70,4 tỷ đôla Mỹ, đứng thứ nhất về tổng vốn

đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hiện có 49 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 35,24 triệu đơla Mỹ.

Về viện trợ phát triển chính thức, Việt Nam tiếp tục là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp ODA (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc). Gần đây, tổng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam hàng năm đạt hơn 300 triệu USD. Hợp tác phát triển Việt Nam – Hàn Quốc được ưu tiên cho những lĩnh vực: hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, giáo dục, môi trường, công nghệ thông tin…

Về hợp tác lao động, hiện có hơn 37.000 lao động đi theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngồi tại Hàn Quốc (Chương trình EPS) trong 4 ngành chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.

3. Hợp tác về văn hóa – thể thao – du lịch

Về văn hóa, trong thời gian qua, hai nước đã có nhiều hoạt đô ̣ng giao lưu văn hóa. Năm 2020, Lễ hô ̣i Văn hóa Viê ̣t – Hàn (KV – Culture Fair) đã được tổ chức thành cơng. Ngồi ra, hai nước cũng có nhiều hoạt đô ̣ng hợp tác sản xuất nô ̣i dung, âm nhạc, chiếu phim…

Về du lịch, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai đối với du lịch Viê ̣t Nam. Năm 2019, Việt Nam tiếp đón 4,3 triệu lượt khách Hàn Quốc, tăng 10 lần sau 10 năm. Ở chiều ngược lại, lượng khách Việt Nam đến xứ sở kim chi năm 2019 đạt 523.000 lượt.

Về thể thao, Hàn Quốc đã giúp huấn luyện, tạo điều kiện cho nhiều vận động viên Việt Nam tham gia thi đấu, tập huấn ở Hàn Quốc, như đội tuyển bóng đá nam và đội tuyển bắn súng Việt Nam.

Ngồi các lĩnh vực chính trên, Hàn Quốc và Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ, hiệu

quả trong các lĩnh vực như công nghiệp - năng lượng, hạ tầng - giao thông - xây dựng, tài chính - ngân hàng, khoa học - cơng nghệ, thông tin - truyền thông, giáo dục, tài nguyên - môi trường….

Chương 5: KẾT LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC 1. Điểm mạnh

Hàn Quốc dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng. Đổi mới công nghệ là yếu tố chính củng cố khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Hàn Quốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua.

Trên thực tế, Hàn Quốc hiện đang dành phần lớn GDP cho nghiên cứu và phát triển (R&D), thậm chí lớn hơn cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai trong số các nhà lãnh đạo toàn cầu về đổi mới dựa trên cường độ R & D. Từ năm 1996 đến 2015, cường độ R&D của Hàn Quốc đã tăng 88,5% (từ 2,24% năm 1996 lên 4,23% năm 2015), trong khi Hoa Kỳ chỉ tăng 14,4% (từ 2,44% năm 1996 lên 2,79% năm 2015).

Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có được sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, với mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là hơn 10% mỗi năm trong vòng gần một nửa thế kỷ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN địa lý KINH tế THẾ GIỚI đề tài NGHIÊN cứu địa lý KINH tế hàn QUỐC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)