Với chính sách "người Mỹ dùng hàng Mỹ" của Chính phủ Joe Biden, lĩnh vực đầu tư trọng tâm mới mà Washington hướng đến là thân thiện với môi trường. Đây cũng là một cơ hội tốt vì doanh nghiệp Hàn Quốc đang tập trung đầu tư vào các dự án xe ô tô điện và năng lượng tái tạo mới. Dự kiến tăng trưởng xuất khẩu Hàn Quốc sẽ tăng thêm tối đa 2,2%, tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng thêm tối đa 0,4%.
Với Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020, Seoul có thể xuất khẩu sang 15 nước mà không gặp phải rào cản thương mại. Đây thực sự là một điều tốt lành cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu như Hàn Quốc. Theo Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc (KERI), nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung kéo dài, xuất khẩu của Hàn Quốc dự đoán sẽ giảm 75% và nhập khẩu tăng 181%. Song, khi RCEP chính thức ra mắt, mức giảm xuất khẩu sẽ dừng lại ở mức 22% trong khi nhập khẩu sẽ được giữ nguyên như hiện tại. Thậm chí, xét về trung và dài hạn, GDP của
Hàn Quốc sẽ tăng thêm 1,1%, và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi 1,1 tỷ USD từ giảm thuế.
Là một trong những nước dẫn đầu trong công nghệ kỹ thuật số, Hàn Quốc mang đến cơ hội rộng lớn để nâng cao năng suất của các công ty và cải thiện đời sống dân lao động. Các chính sách cần hướng tới việc thúc đẩy sự phổ biến của cơng nghệ trong tồn nền kinh tế và rút ngắn những khoảng cách về công nghệ kỹ thuật số. Đưa ra các cải cách, dựa trên những kinh nghiệm gần đây với sandbox, cho phép từ bỏ một số nghĩa vụ quy định để khuyến khích đổi mới sản phẩm hoặc mơ hình kinh doanh, có thể thúc đẩy tăng trưởng và cung cấp cho mọi người khả năng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ có giá trị, như được khám bằng y học từ xa trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Nhìn chung, Hàn Quốc đang chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ trong giai đoạn khủng hoảng mà nền kinh tế thế giới đang trải qua, mặc dù cuộc suy thối tồn cầu đang ảnh hưởng đến xuất khẩu. Hàn Quốc cũng có những quân bài mạnh để tận dụng những cơ hội mới và giải quyết những thách thức dài hạn mà nước này đang phải đối mặt.
KẾT LUẬN
Hàn quốc là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và hội nhập, có bộ máy chính trị phức tạp và có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hàn Quốc có thị trường kinh doanh đầy tiềm năng và thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trên thế giới, cùng với đó là sự quan tâm đặc biệt của Hàn Quốc đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trên thực tế Hàn Quốc là một nước với nền kinh tế cực phát triển với mực độ tăng trưởng 10% mỗi năm và là 1 trong “4 con rồng Châu Á”, Hàn Quốc đã và đang vươn xa tới là con rồng của toàn thế giới. Đầu năm 2020, sự xuất hiện của Covid 19 đã làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế thế giới, khiến cho nhiều nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái, nhưng vào nửa sau của năm nền kinh tế Hàn Quốc đã dần hồi phục.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc cần tiếp tục chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, tăng cường trao đổi, hợp tác tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, để giải quyết tốt các thách thức mang tính tồn cầu, góp phần duy trì mơi trường hịa bình, ổn định, an tồn và tự do hàng hải của khu vực cũng như trên thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.