Bản chất và chu trình chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.1. Bản chất và vai trị của chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ sảnphẩm

1.1.2. Bản chất và chu trình chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ sản phẩm

sản phẩm. Do đó, kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp, nhà kinh doanh bán được những hàng hố và góp phần làm thay đổi thị hiếu, cơ cấu tiêu dùng của khách hàng. Xúc tiến thương mại tạo điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển của cơng ty trong q trình phát triển trên thị trường, đóng vai trị cho hỗ trợ cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế đang phát triển mạnh.

1.1.2. Bản chất và chu trình chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm sản phẩm

a. Khái niệm chính sách xúc tiến thương mại - Khái niệm chính sách

Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng cấp khác nhau như Chính sách của Liên hiệp quốc, chính sách của một đảng, chính sách của nhà nước trung ương, chính sách của chính quyền địa phương, chính sách của một bộ, chính sách của một tổ chức, đồn thể, hiệp hội, chính sách của một doanh nghiệp…

Các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội, đồn thể… có thể đề ra những chính sách riêng biệt để áp dụng trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội hay đồn thể đó. Các chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có tác dụng và ảnh hưởng trong tổ chức đó, vì vậy, chúng mang tính chất riêng biệt và được coi là những "chính sách tư", tuy trên thực tế khái niệm "chính sách tư" hầu như khơng được sử dụng. Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách cơng.

Thuật ngữ “chính sách” xuất hiện nhiều trong các văn kiện của Đảng, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Có thể hiểu một cách khái qt chính sách là những định hướng hành động mà nhà nước chọn lựa để xử lý những vấn đề của thực tiễn mà nhà nước có trách nhiệm giải quyết. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/05/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải thích “chính sách” là “định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.

- Khái niệm sản phẩm chủ lực

Sản phẩm chủ lực là khái niệm đã xuất hiện trong một số văn bản quản lý của Nhà nước vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Ban đầu, đây chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm có khả năng xuất khẩu mạnh, chiếm tỷ trọng kim ngạch cao hoặc có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của đất nước. Gần đây, khái niệm này được sử dụng khá phổ biến và trở thành thuật ngữ kinh tế quen thuộc.

Tựu chung, sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn và năng lực cạnh tranh cao; là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển;

đồng thời nó cịn có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ.1

Trong luận văn này, đề cập chủ yếu đến sản phẩm chủ lực của một địa phương, một tỉnh. Theo đó,

- Khái niệm chính sách xúc tiến thương mại

Trong phạm vi Luận văn này, chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực của Tỉnh được tiếp cận dưới giác độ chính sách của nhà nước về XTTM và chính sách của DN về XTTM.

Theo cách tiếp cận như trên, chính sách của nhà nước (trung ương và

địa phương) XTTM cho các sản phẩm chủ lực của Tỉnh là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, biện pháp của nhà nước được sử dụng để định hướng, dẫn dắt, tổ chức, khuyến khích hoạt động XTTM cho sản phẩm chủ lực trong một thời kỳ nhất định. Chính sách XTTM cho

các sản phẩm chủ lực của Tỉnh là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động XTTM cho sản phẩm chủ lực, do Nhà nước ban hành. Các chính sách này được hình thành ở các cấp nhà nước, tạo nên hệ thống chính sách từ Trung ương đến địa phương.

b. Mục tiêu

- Phân loại chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực

Chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực có thể được phân loại theo nhiều cách như theo cấp ban hành, theo thời gian tồn tại, theo loại hình sản phẩm, theo nội dung của chính sách, theo đối tượng/phạm vi tác động của chính sách, theo cơng cụ của chính sách.

- Phân theo cấp ban hành có chính sách của Trung ương và chính sách của địa phương về XTTM cho các sản phẩm chủ lực. Theo cách phân loại này

1 Nguyễn Hồng Gấm (2013), Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng Sông

giúp xác định được thẩm quyền ban hành và phạm vi tác động của chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực.

- Phân theo thời gian tồn tại, các chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực được phân loại thành chính sách dài hạn, chính sách trung hạn và chính sách ngắn hạn.

- Phân theo phạm vi khơng gian, gồm chính sách XTTM nội địa và chính sách XTTM xuất khẩu.

- Phân theo nội dung, chính sách XTTM bao gồm:

(1) Chính sách về thơng tin, truyền thơng; (2) Chính sách về thương hiệu; (3) Chính sách tư vấn xuất khẩu; (4) Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực XTTM; (5) Chính sách về tổ chức và hỗ trợ tham gia Hội chợ triển lãm, hội thảo, sự kiện giới thiệu sản phẩm; (6) Chính sách hỗ trợ khảo sát, tìm kiếm thị trường; (7) Chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng XTTM; (8) Chính sách về ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ XTTM.

- Phân theo đối tượng/ phạm vi tác động của chính sách, bao gồm: + Chính sách tác động đến cơ sở ra quyết định đầu tư, điều kiện thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng XTTM (tác động đến quyết định đầu tư, đến nhà đầu tư vào các hạ tầng XTTM).

+ Chính sách tác động hiệu quả của hoạt động XTTM, gồm: Chính sách thuế; Chính sách tín dụng, lãi suất; Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Chính sách hỗ trợ thơng tin thị trường, ….

- Nội dung

Nội dung của chính sách XTTM cho các sản phẩm chủ lực thường để giải quyết các vấn đề thực tiễn XTTM trong hiện tại hoặc định hướng phát triển trong từng giai đoạn. Trong đó, nội dung của chính sách XTTM thường đề cập đến việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm mở

rộng thị trường trong nước và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tỉnh; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tỉnh (như thông tin thương mại, tổ chức tham gia hội chợ triển lãm, tập huấn hội nghị, hội thảo; khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, kêu gọi đầu tư; xây dựng thương hiệu; về huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng XTTM, các hỗ trợ, ưu đãi, ...). Qua đó, thể hiện ý chí của nhà nước trong giải quyết vấn đề XTTM với sản phẩm chủ lực và thái độ của Nhà nước trước một vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện XTTM.

Thể thức văn bản của chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực thường gồm Luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư của Bộ và liên Bộ, quyết định của Bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định, Kế hoạch, Công văn của UBND tỉnh và các văn bản liên quan khác. Bố cục văn bản của chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực cũng tương tự bố cục của các chính sách nói chung. Mỗi chính sách được thiết kế theo một cấu trúc cụ thể, bao gồm: vấn đề về XTTM với sản phẩm chủ lực cần giải quyết; mục tiêu của chính sách và giải pháp giải quyết vấn đề của XTTM với sản phẩm chủ lực.

Chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực có mục tiêu chung là:

(i) Tìm kiếm thị trường trong nước và quốc tế thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chủ lực của quốc gia, của địa phương; (ii) góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp; (iii) gắn kết các hoạt động XTTM, đầu tư và du lịch; (iv) đồng thời, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về XTTM một cách có hiệu quả và hiệu lực nhất.

Mục tiêu của chính sách XTTM với sản phẩm chủ lực được thể hiện ở nhiều cấp độ, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể, từ định tính đến định lượng. Thơng thường, mục tiêu chính sách ban đầu (mục tiêu chung) mang

tính định tính, sau đó, được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể (chỉ tiêu) thường được định lượng, đồng thời có thể chi tiết theo từng giai đoạn thời gian, cho từng vùng miền, địa phương.

c. Chu trình và phân cấp chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản

phẩm

Đến nay, có nhiều nghiên cứu về Quy trình chính sách. Tuy nhiên, xem xét một cách tổng quát nhất thì quy trình chính sách thường được quy gọn về các giai đoạn chính như hình sau đây

I.Hoạch định

chính sách

III. Giám sát/ Phân tích II. Thực thi đánh giá chính sách chính sách chính sách

Hình 1.1. Quy trình chung của chính sách quản lý nhà nước

Nguồn: Lê Như Thanh – Lê Văn Hòa, [2016]

- XTTM ở tầm vĩ mô là các hoạt động của Chính phủ nhằm xây dựng,

thực hiện những biện pháp, chính sách có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, các ngành, quốc gia. Những biện pháp chính sách của Nhà nước bao gồm:

- Các biện pháp giúp hoạt động nghiên cứu, triển khai

- Các biện pháp hỗ trợ để mở rộng công suất hay tạo ra năng lực sản xuất mới cho xuất khẩu

- Các biện pháp cải tiến nâng cao năng suất và hiệu quả xuất khẩu - Các hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ

- Các biện pháp giúp cải thiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu

- Đàm phán các hiệp định song phương và đa phương tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các nhà xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu - Xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng yêu cầu

thông tin của các doanh nghiệp xuất khẩu

- Thiết lập hệ thống văn phòng đại diện thương mại, trung tâm thương mại ở nước ngồi để xúc tiến hình ảnh đất nước, con người và sản phẩm

- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài, hay hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham quan, khảo sát lẫn nhau, được mơ hình hóa qua hình 1.2

1.1.3. Vai trị của chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

Mục đích chính của hoạt động XTTM cấp tỉnh là cầu nối giữa các hoạt động thương mại, thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể thơng qua mua bán, góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vai trị chính trong thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, định hướng, kết nối, thông tin về thị trường, mặt hàng của các tổ chức XTTM thì các doanh nghiệp giao thương trong và ngoài nước sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

-Vai trị định hướng.

Chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của tỉnh giúp định hướng và điều tiết hoạt động của các chủ thể hoạt động kinh doanh tại địa phương, đảm bảo phát triển hài hịa, bền vững. Chính sách XTTM là một hệ thống được hợp thành bởi nhiều chính sách trên các mặt kinh tế, xã hội. Do vậy, một số chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế, chính sách tín dụng góp phần định hướng các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh để phát triển những ngành nghề ưu tiên, khai thác tiềm năng tại địa phương, góp phần xóa bỏ sự chênh lệch giữa nơng thơn và thành thị.

- Vai trị khuyến khích, hỗ trợ. Để đạt được mục tiêu chính sách XTTM

đối với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của Tỉnh, nhà nước/chính quyền địa phương ban hành nhiều giải pháp có tính khuyến khích và hỗ trợ về tài chính và các biện pháp kỹ thuật. Qua đó, tạo ra cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thực thể kinh tế - xã hội tự nguyện tham gia hoạt động XTTM.

- Vai trị tạo lập mơi trường

Chính sách XTTM có vai trị quan trọng trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể hoạt động. Đồng thời, các chính sách phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương sẽ giúp đỡ, hỗ trợ để tăng cường năng lực

xúc tiến thương mại của các tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Cùng với những yếu tố khác về tổ chức bộ máy quản lý, cơ chế vận hành, điều kiện văn hóa truyền thống và các quan hệ ứng xử của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm.

Chính sách XTTM là một hệ thống gồm nhiều chính sách bộ phận, trong đó có chính sách khoa học công nghệ với các nội dung hỗ trợ chuyển giao, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, … Thêm vào đó, chính sách xúc tiến thương mại, chiến lược xây dựng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của mỗi địa

phương góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương cả trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến cho các sản phẩm của địa phương cấp tỉnh cũng là cơ hội để mở rộng liên kết, quảng bá của sản phẩm của địa phương với các địa phương khác trong cả nước, thúc đẩy hoạt động kinh doanh kể cả ở thị trường nước ngoài. Việc mở rộng mối quan hệ và tạo uy tín với những nhà phân phối lớn như các siêu thị lớn để từ đó tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng thủ đô, tạo dựng niềm tin và hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Ngồi ra, việc xúc tiến thương mại phần nào nhằm đẩy lùi các mặt hàng không rõ nguồn gốc cũng như không đủ tiêu chuẩn để đưa ra giới thiệu đối với cơng chúng.

- Chính sách xúc tiến thương mại cho tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh góp phần gia tăng nhận thức người tiêu dùng về sản phẩm cũng như biết được về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thơng qua các chính

sách xúc tiến thương mại, giữa nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng đã có thể gây dựng nên được mối quan hệ bền chặt. Người tiêu dùng có thể

nhanh chóng biết đến và tiếp cận được với các sản phẩm của tỉnh, từ đó cơ hội tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tăng lên.

- Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Các chính sách xúc tiến

thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập nhiều hơn cho người dân. Một mặt, người dân có thể tiêu thụ được hàng hóa mà mình sản xuất ra, mặt khác có thể tiêu dùng những hàng hóa được sản xuất tại nơi khác với lợi ích kinh tế cao hơn so với hàng hóa từ trong nước sản xuất ở một số mặt hàng.

1.2. Nguyên tắc và những nội dung cơ bản của chính sách xúc tiếnthương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

1.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản đối với chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

Nguyên tắc thống nhất.

Nội dung của chính sách xúc tiến thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại của một Tỉnh phải thống nhất, dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước và quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Đồng thời, nội dung và cách thức thực thi của chính sách XTTM của Tỉnh không thể độc lập, tách rời mà cần phải đảm bảo sự thống nhất với nội dung và cách thức thực thi của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chính sách quản lý, phát triển các lĩnh vực khác của Tỉnh và cả nước.

Tỉnh cần thống nhất quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại bằng

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA (Trang 27)