7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp hồn thiện chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ một
3.2.2. Nâng cao các chínhsách hỗ trợ tài chính cho xúctiến thương mại
Để thực hiện hiệu quả đan xen các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp với tiềm năng phát triển của tỉnh Sơn La, cần có hậu thuẫn của một chính sách tài chính vững mạnh.
Chú trọng phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách, tận dụng nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương một cách hợp lý cùng với việc kêu gọi, huy động xã hội hóa trong hoạt động XTTM trong thời gian tới. Để có được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho phát triển sản phẩm cần thiết phải có cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ các nguồn như vốn tự có trong dân, từ các tổ chức tín dụng và từ ngân sách nhà nước và các tổ chức kinh tế khác... trong đó nguồn vốn tự có và huy động từ trong dân là rất quan trọng. Các quỹ tín dụng, ngân hàng và các tổ chức khác: các tổ chức này có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng, trang thiết bị máy móc hiện đại cho hoạt động của các vùng sản xuất, các cơ sở, nhà máy chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả chính sách xúc tiến thương mại chưa phát huy trên thực tế là do nguồn vốn thực hiện chính sách cịn hạn chế. Chính vì thế, sự tham gia của các quỹ tín dụng ngân hàng trong thực hiện chính sách sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn, từ đó có cơ hội tận dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Để huy động được sự đầu tư trong nước và nước ngồi, tỉnh cần tạo được một mơi trường kinh doanh thuận lợi, cởi mở.
- Đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao và giảm chi phí sản xuất cũng như đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia nghiên cứu, khảo sát thị trường quốc tế, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Mặt khác, tỉnh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các nguồn tài trợ của các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ, chính phủ nước ngồi trong lĩnh vực này.
- Hỗ trợ kinh phí để các cơ quan chuyên môn phối hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, tiếp tục mở các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ XTTM cho cán bộ, viên chức, công chức và nhà quản lý doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.
- Đầu tư trực tiếp cho hoạt động xúc tiến thương mại theo tinh thần đầu tư cho phát triển vào những ngành/sản phẩm chiến lược của tỉnh.
Ngoài ra cũng cần sự hỗ trợ của Nhà nước giành cho công tác quy hoạch, đào tạo nghề, phát triển hạ tầng và hỗ trợ kinh phí xử lý mơi trường trong các vùng sản xuất nông nghiệp, các khu, cụm, điểm công nghiệp. Cơ quan quản lý các cấp phải tạo ra cơ chế liên kết các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng phục vụ đầu tư, mở rộng sản xuất thơng qua việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn, ưu đãi về mức lãi suất cho vay cũng như thời hạn cho vay hợp lý.
- Tập trung tối đa và lồng ghép linh hoạt các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án hỗ trợ từ nguồn lực tài chính của các bộ, ngành Trung ương cho địa phương để thực hiện chính sách hõ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại.
- Dành 1 phần nguồn lực tài chính hợp lý từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cho việc triển khai chính sách hỗ trợ tài chính trên địa bàn, đảm