1 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm
2.2.2. Cảm xúc, hành động của học sinh khi chứng kiến bạo lực học
Qua cuộc khảo sát tại 2 trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy thực trạng bạo lực tại đây đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trường THPT Bến Tre và THCS Lê Hồng Phong là những trường có chất lượng đào tạo tốt tại tỉnh Vĩnh Phúc nhưng khi được hỏi có 82% học sinh trả lời là đã chứng kiến bạo lực học đường điều này cho thấy thực trạng bạo lực học đường đã và đang tồn tại tại đây. Nó cũng mang lại tâm lý hoang mang lo sợ cho bản thân các em đang học tại trường.
Bảng 4. Tỷ lệ học sinh chứng kiến bạo lực học đường
Phương án trả lời
Trường THPT Bến Tre
Trường THCS
Lê Hồng Phong Kết quả chung Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đã từng chứng kiến 64 85.3 59 78.7 123 82 Chưa từng 11 14.7 16 21.3 27 18 Tổng 75 100 75 100 150 100
Nguồn: Thông tin từ khảo sát tại trường THCS Lê Hồng Phong, THPT Bến Tre tháng 11/2013
Số học sinh chứng kiến bạo lực học đường ở trường THPT Bến Tre có phần vượt trội hơn so với học sinh trường THCS Lê Hồng Phong. Có phụ huynh học sinh chia sẻ: “ Tơi thấy học sinh cấp 3 thì hay xảy ra bạo lực học đường nhiều hơn
học sinh cấp 2, con trai tôi học tại trường cũng thường xuyên nói về việc bạn bè đánh cãi nhau tại trường, ở ngồi cũng có…” ( Phụ huynh học sinh trường THPT Bến Tre)
Điều này có liên quan đến tâm sinh lý lứa tuổi, khi mà độ tuổi của các em ở trường là từ 16 -18 tuổi: lứa tuổi đang diễn ra quá trình biến đổi mạnh mẽ nhưng khơng ổn định về các mặt, vì thế khi khơng làm chủ được bản than, các em dễ để xảy ra bạo lực nhiều hơn đồng nghĩa với số học sinh chứng kiến bạo lực học đường cũng nhiều hơn. Cùng với việc chứng kiến bạo lực học đường, tâm lý của các em học sinh khi chứng kiến hành vi cũng rất hoang mang, lo lắng:
Nguồn: Thông tin từ khảo sát tại trường THCS Lê Hồng Phong, THPT Bến Tre tháng 11/2013
Tỷ lệ học sinh cảm thấy “ tức giận với người gây ra bạo lực” chiếm tỷ lệ cao nhất với 48% và 32.7% có cảm xúc “ khó chịu vì gây mất trật tự chung”. Đây là những cảm xúc hết sức tích cực, rất cần được các em phát huy. Qua đó cũng thể hiện phần nào thái độ khơng đồng tình của các học sinh với các hành vi bạo lực
trong trường học. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ các em có cảm xúc tiêu cực khi: 1.3% các học sinh được hỏi cho rằng mình “ cảm thấy bình thường, khơng quan tâm” và
“coi thường nạn nhân bị hại”.
Khi hỏi về “ Hành động của các em khi chứng kiến bạo lực giữa các học
sinh với nhau” chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nguồn: Thông tin từ khảo sát tại trường THCS Lê Hồng Phong, THPT Bến Tre tháng 11/2013
Kết quả khá ngạc nhiên khi có đến 55.3% các em chia sẻ rằng mình “ chỉ
đứng xem, khơng làm gì”; 12% có hành động “ bỏ đi chỗ khác”. Có 9% “ đứng cổ vũ, reo hò” số này chủ yếu là bạn bè của những người gây ra bạo lực. Điều đó
đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rằng hành động của học sinh đang thể hiện rằng các em đang khép mình lại sống vì bản thân quá nhiều không dám hành động chống lại cái xấu. Tiến hành phỏng vấn sâu với câu hỏi “ Khi xảy ra bạo lực ở
trường học của các em thì các em có tham gia can thiệp khơng? Tại sao?” chúng
Hộp 1: Ý kiến của học sinh về hành vi can thiệp khi chứng kiến bạo lực
Như vậy, lý do được đưa ra là các em sợ bị trả thù hoặc khơng muốn bị liên quan vào các vụ việc đó. Các em lo cho bản thân mình nhiều hơn và khơng dám đứng lên hành động chống lại cái xấu. Thái độ thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác đang dần trở thành căn bệnh trầm kha của giới trẻ hiện nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, khơng khó để chúng ta có tìm các clip về bạo lực giữa các học sinh với nhau được cập nhật từng ngày. Các bạn trẻ truy cập vào
“Ở trường em cũng có xảy ra một số vụ bạo lực giữa các học sinh như đánh nhau, chửi mắng nhau, cướp giật đồ của nhau… Song người tham gia bạo lực là người em quen biết thì em sẽ tham gia ngăn cản, cịn nếu là người mình khơng quen thì thơi. Bởi những người mình khơng quen chưa chắc họ đã nghe theo mình, có khi cịn bị đánh, bị chửi thêm” (Học sinh nữ, lớp 9
trường THCS Lê Hồng Phong).
“ Trường em có xảy ra bạo lực giữa các bạn học sinh, nhất là đánh nhau khi gặp mâu thuẫn. Những lúc đó em khơng trực tiếp can ngăn mà thơng báo cho các thầy cơ trong trường biết để giải quyết vì em chưa đủ năng lực để can ngăn các bạn ấy” (Học sinh nam, lớp 10 trường THPT Bến Tre).
“ Em ra đến cổng trường thì thấy các bạn đánh nhau, em và các bạn cố đứng xem tại sao lại đánh nhau. Đứng xem một lúc rồi chúng em về nhà thôi. Em chẳng bao giờ vào ngăn cản. Vì đơng lắm, phức tạp, nhỡ bị chúng nó thù thì cịn mệt hơn…Hơm nào có trận ẩu đả là cổng trường lại gần như tắt đường, rất nhiều người đứng xem, chán thì về thơi”. ( Học sinh nam- Lớp
11 trường THPT Bến Tre)
“ Chúng em khơng vào can đâu, dại gì chứ, thế nào cũng bị đánh thêm nên kệ thơi ạ. Ở trường cũng có bạn vào can rồi bị đánh đấy thơi. Chúng em cũng là theo…” ( Học sinh nam- Lớp 12 trường THPT Bến Tre)
nhanh chóng để xem và bình luận, đặc biệt những clip đó lại được quay bởi chính người đang chứng kiến cảnh bạo lực đó. Những thước phim lạnh lùng, vô cảm cứ đều đều tung lên Internet, khơng có sự can ngăn chia sẻ nào mà chỉ có sự cổ vũ, hị reo đến phấn khích của người chứng kiến. Những điều này khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi và tiếc nuối vì cách ứng xử thiếu văn minh này. Cũng chính vì khơng có những hành vi can thiệp kịp thời nên đã khơng ít vụ việc xảy ra để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tuy nhiên đây vẫn có bộ phận khơng nhỏ các em có những hành động đáng khích lệ như: 7.3% học sinh trả lời rằng mình “ tham gia can ngăn các bạn” hay
“Gọi cho thầy cô, ban giám hiệu, bảo vệ ” chiếm 35%. Các em đã có thái độ quan
tâm đến bạo lực học đường, khơng coi đó là việc của người khác mà có tâm thế hành vi mang tính xây dựng, tham gai vào phịng chống bạo lực học đường. Đây là những hành động tích cực cần được cái em phát huy, thể hiện nhiều hơn trong thực tế.