Trợ giúp học sinh bị bạo lực học đường thơng qua hình thức tham vấn, hỗ trợ tâm lý chiếm 53,3% số người được hỏi.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của NHÂN VIÊN CÔNG tác xã hội TRONG hỗ TRỢ học SINH bị bạo lực học ĐƯỜNG (Trang 75 - 76)

hỗ trợ tâm lý chiếm 53,3% số người được hỏi.

Tham vấn là hoạt động ứng dụng thực tiễn nhằm giúp đỡ những cá nhân có vấn đề, thường liên quan đến tâm lý hoặc rối nhiễu xã hội mà bản thân họ không tự giải quyết được phải nhờ sự hỗ trợ để vượt qua những khó khăn của họ và đạt tới một mức độ thích hợp về khả năng hoạt động độc lập trong xã hội. Vì thế, các nhà tham vấn, tư vấn chuyên nghiệp phải được đào tạo và có q trình trải nghiệm để tích luỹ, nâng cao năng lực nghề nghiệp. Tuy nhiên, do hiện nay tại các trường trên địa bàn nghiên cứu, ( như đã trình bày ở phần trên) chức danh này chỉ hoạt động kiêm nhiệm nên yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cũng hạn chế hơn.

Để trợ giúp cho học sinh bị bạo lực học đường, việc sử dụng hình thức tham vấn cá nhân sẽ rất phù hợp và mang lại hiệu quả trợ giúp thiết thực trong các mơi trường học đường hiện nay.

Mục đích chung là cải thiện, củng cố về mặt sức khoẻ, tinh thần, chức năng bản thân, gia đình, xã hội của học sinh bị bạo lực học đường nhằm giúp cho các em có năng lực tốt hơn, cuộc sống tốt hơn; Ngăn ngừa, tránh các nguy cơ làm cho tình

trạng của các em xảy ra tồi tệ hơn; Giúp các em thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi để giải quyết vấn đề của mình một cách tích cực, hiệu quả. Mục tiêu cụ thể là: Giúp các em giảm bớt các cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành bởi học sinh khác. Nhân viên CTXH thông qua tham vấn giúp các em học sinh bị bạo lực giảm bớt sự căng thẳng, lo âu, làm thư giãn cảm xúc tiêu cực, từng bước ổn định. Thông qua tập thể giáo viên, người làm CTXH trong nhà trường có những buổi tập huấn về kiến thức liên quan đến việc nâng cao năng lực giải quyết mâu thuẫn, giải quyết khó khăn và khả năng tự kiềm chế cho học sinh, sau đó thơng qua tập thể giáo viên để tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho học sinh. Đối với học sinh, có thể tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa liên quan đến “kỹ năng quản lý cảm xúc và hành vi”, “kỹ năng giải quyết mâu thuẫn phi bạo lực”, giúp cho học sinh trao đổi và chia sẻ với nhau những những kinh nghiệm hiệu quả của bản thân trong việc giải quyết những xung đột, cũng như làm thế nào để nào để đối mặt với khó khăn, khống chế cảm xúc và hành vi của mình một cách đúng đắn, những trao đổi này sẽ được người làm công tác xã hội trong nhà trường tổng kết lại và phân tích sâu sắc hơn.

Một ca tham vấn hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường được đánh giá là thành công khi thân chủ - các em học sinh bị bạo lực tự tìm ra biện pháp và đi đến thực hiện giải quyết được vấn đề của mình (sau quá trình tham vấn) mà khơng cần hoặc cần rất ít đến sự giúp đỡ của người khác.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, trong hoạt động hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường, hình thức tham vấn, hỗ trợ tâm lý cần được đặc biệt chú ý. Xong với tỷ lệ 53,3 % như thực tế khảo sát đã chỉ ra thì con số này chưa thực sự cao. Nó cho thấy hoạt động này chưa được chú ý thực hiện.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ của NHÂN VIÊN CÔNG tác xã hội TRONG hỗ TRỢ học SINH bị bạo lực học ĐƯỜNG (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w