Điều khiển hệ thống Chiller

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống đhkk của khách sạn plaza nha trang. tính toán thiết kế hệ thống đường ống nước lạnh cho công trình (Trang 102 - 145)

5.2.1. Điều khiển máy chiller

Do hệ thống sử dụng 3 chiller ta sẽ cài đặt chế độ khởi động cho từng chiller theo định kỳ để tổng thời gian hoạt động của 3 chiller bằng nhau.

Năng suất lạnh của 3 chiller sẽ được trung tâm xử lý tính toán điều chỉnh sao cho phù hợp với tải của hệ thống đồng thời đạt hiệu quả tối ưu về mặt hiệu suất hay năng lượng cung cấp cho bình trữ lạnh và hệ thống.

Do mỗi chiller ta dùng một tháp giải nhiệt và bơm glycol riêng, nên việc điều khiển hoạt động của các thiết bị này cũng tương ứng theo chiller đó.

5.2.2. Điều khiển hệ thống tháp giải nhiệt

1. Hệ thống điều khiển tự động phải hiển thị nhiệt độ nước ra khỏi bình bay hơi/ bình ngưng của mỗi máy làm lạnh nước.

2. Hệ thống điều khiển tự động phải hiển thị áp suất tác nhân lạnh bình bay hơi/ bình ngưng của mỗi máy làm lạnh nước.

3. Khi hệ thống đang hoạt động và nhiệt độ bể nước tháp tăng trên điểm đặt nhiệt độ hiện hành 1.50C, thì quạt chính sẽ mở ở tốc độ nhỏ nhất và kích hoạt mạch điều khiển để gọi thêm tháp giải nhiệt.

4. Tốc độ quạt tháp sẽ được điều chỉnh để duy trì nhiệt độ nước mong muốn. 5. Khi các quạt đang chạy 50% tốc độ thì quạt thêm vào phải chạy cùng với tốc

độ hiện hành các quạt đang chạy.

6. Khi quạt chạy với tốc độ nhỏ nhất và nhiệt độ bể nước thấp hơn điểm đặt nhiệt độ hiện hành 2.50C thì giảm quạt sau cùng mới chạy.

7. Thời gian trì hoãn mở/ tắt quạt là 5 phút.

8. Trình tự quạt tháp được xoay vòng 7 ngày dựa trên sự cân bằng thời gian chạy. 9. Hệ thống điều khiển phòng máy làm lạnh nước (CPC) phải có khả năng tính

toán điểm đặt nhiệt độ bể nước mát dựa vào nhiệt độ bầu khô, bầu ướt môi trường và điều kiện làm việc máy làm lạnh nước hiện hành, để tổng điện năng tiêu thụ của máy làm lạnh nước và quạt tháp giải nhiệt là thấp nhất.

5.3. Nguyên lý điều khiển FCU

Mô đun điều khiển phòng (TM-1) có công tắc điều khiển tốc độ quạt ở các chế độ: Tắt - Tự động - Cao – Trung bình - Thấp, và núm xoay chia vạch theo dạng mặt đồng hồ để cài đặt nhiệt độ trong phòng.

Bộ điều khiển DDC (Direct digital contronller) là bộ điều khiển có khả năng lập trình được, cùng với cảm biến nhiệt độ không khí hồi (hay không khí trong phòng điều hoà - cảm biến được đặt trong vùng làm việc của phòng – TE-1) để điều khiển đóng/mở van motorized, hoặc điện trở sưởi, để duy trì nhiệt độ trong không gian điều hoà theo cài đặt.

Rơ le bảo vệ nhiệt độ cao (HL-1) được lắp đặt nhằm hạn chế sự tăng quá mức của nhiệt độ không khí cấp khi sử dụng bộ điện trở sưởi.

Tốc độ quạt được điều khiển tự động bởi bộ DDC ở ba mức Cao – Trung bình - Thấp dựa trên tín hiệu nhiệt độ và điểm cài đặt.

K-1 (Relay interlock system) là tiếp điểm liên động với hệ thống để điều khiển đóng/mở FCU.

Van Motorized và bộ sưởi điện trở được điều khiển đóng mỏ qua công tắc tơ trung gian R1, R2.

Các FCU được điều khiển bởi bộ DDC (Direct digital controller) để duy nhiệt độ đã được cài đặt. Cảm biến nhiệt độ được treo trên tường nhận biết nhiệt độ trong phòng và gửi tín hiệu về bộ điều khiển DDC để điều khiển quạt và van motorired. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt 20C thiết bị điều khiển sẽ tự động đẩy tốc độ quạt lên chế độ cao. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt

TC-1: Bộ điều khiển DDC. TM-1: Môđun điều khiển phòng.

TE-1: Cảm biến nhiệt độ kiểu ống. X-1: Máy biến thế.

TV-1: Van Motorize. HL-1: Rơ le bảo vệ nhiệt độ cao.

R1,R2: Công tăc tơ. K1: Tiếp điểm liên động với hệ thống.

độ cài đặt 10C thiết bị điều khiển sẽ tự động đẩy tốc quạt lên chế độ trung bình. Và khi nhiệt độ trong phòng bằng nhiệt độ cài đặt thì thiết bị điều khiển sẽ giảm tốc độ quạt xuống mức trung bình đồng thời tác động đóng van motorired ngừng cấp nước cho dàn lạnh của FCU.

5.4. Nguyên lý điểu khiển AHU

Hình 5.2. Sơ đồ nguyên lý điều khiển AHU

TE1: Đầu cảm biến TC-1: Bộ điều khiển tích hợp 24V SD-1: Ống loại khói DPS-1: Cảm biến chênh áp

Chú ý:

NOTE 1: Tiếp điểm của rơ le nối với van TV-1 NOTE 2: Sơ đồ nối dây cho hệ thống phát hiện khói

(TE-1) sẽ cung cấp dữ liệu về nhiệt độ để điều khiển van (TV-1), để duy trì nhiệt độ mong muốn. Bộ điểu khiển nhiệt độ tích hợp (TC-1) có nút nhấn ở chế độ chờ và có khả năng cài đặt thông số về nhiệt độ.

Interlocks điều khiển quạt đẩy, do đó khi quạt dừng hoạt động, bộ điều khiển sẽ ngắt tiếp điểm làm van (TV-1) đóng lại. Chênh lệch áp suất giữa (DPS-1) kiểm soát tình trạng của bộ lọc, khi phin bị nghẹt thì tiếp điểm sẽ bật qua đóng tiếp điểm làm đèn sáng và thể hiện trên bảng điều khiển. Máy dò khói (SD-1) sẽ cảm biến tình trạng khói, khi có khói thì van chặn sẽ đóng lại ngăn không cho khói lây lan sang không gian khác.

5.5. Nguyên lý điều khiển PAU

Các PAU sẽ được link tín hiệu điều khiển với các FCU mà nó cung cấp gió tươi ở mỗi tầng. Khi bất cứ một FCU nào được khởi động thì PAU cũng sẽ được khởi động. PAU chỉ ngừng hoạt động khi tất cả các FCU đều đã ngừng hoạt động.

Instr. No. Mã số Mô tả

TE-1 TS-9104-8220 Cảm biến nhiệt độ

TC-1 TC-8903-1132-WK Điều khiển điện tử, cảm biến từ xa, 24V

DA-1 M-9116-ADA-1 Mô tơ van, 16Nm, 220V

DH100ACDCP Ống loại khói

SD-1

ST-3 Ống cảm biến khói

DPS-1 P32AC-2 Công tắc trên nguyên lý chênh

X-1 Y62HKL-40 Biến áp, 40VA, 240/220/24V

TV-1 Refer to Valve Schedule (Section 3)

Valve & cụm valve với nguồn cung cấp 24VAC

Bộ điều khiển nhiệt độ tích hợp (TC-1) cùng với bộ cảm biến nhiệt độ từ xa (TE-1) sẽ điều khiển van làm mát (TV-1) để duy trì nhiệt độ trong không gian điều hòa.

Bộ điều khiển nhiệt độ tích hợp (TC-1) cũng có chế độ chờ thông qua quay số để thiết lập.

Interlocks điều khiển quạt đẩy, do đó khi quạt dừng hoạt động, bộ điều khiển sẽ ngắt tiếp điểm làm van (TV-1) đóng lại.

Chênh lệch áp suất giữa (DPS-1) kiểm soát tình trạng của bộ lọc, khi phin bị nghẹt thì tiếp điểm sẽ bật qua đóng tiếp điểm làm đèn sáng và thể hiện trên bảng điều khiển.

Máy dò khói (SD-1) sẽ cảm biến tình trạng khói, khi có khói thì van chặn sẽ đóng lại ngăn không cho khói lây lan sang không gian khác.

Bình thường tiếp điểm close của van điều tiết (DA-1) sẽ mở để quạt chạy. Khi nó cảm biến thấy có khói thì tiếp điểm close đóng lại làm quạt dừng.

Chương 6. LẮP ĐẶT VẬN HÀNH, SỰ CỐ VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG

6.1. Lắp đặt cụm Chiler, bơm và hệ thống đường ống nước 6.1.1. Công tác lắp đặt cụm chiller 6.1.1. Công tác lắp đặt cụm chiller

Thiết bị được đưa đến công trình và để nguyên kiện trong thùng gỗ. Nếu không gian đặt máy bị hạn chế thì dùng hệ thống con lăn, kích, palăng để đưa máy vào vị trí lắp đặt. Hạn chế không để xảy ra va đập khi di chuyển máy vào vị trí nhằm đảm bảo an toàn cho máy và kết cấu xây dựng của toà nhà.

Kiểm tra máy kỹ lưỡng trước khi lắp đặt: kiểm tra các bộ phận có còn nguyên tem không, cách nhiệt phải đảm bảo, các thiết bị của máy không bị méo, dập…sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì tiến hành lắp đặt theo quy trình sau:

+ Xem bản vẽ thiết kế tiến hành đo đạc để lấy dấu vị trí đặt máy chính xác. + Lắp đặt hệ thống chống rung cho máy, sau khi căn chỉnh lấy thăng bằng cho máy bằng thước thuỷ chuẩn và xiết chặt các bulong chân thiết bị.

+ Nối thiết bị với các hệ thống đường ống qua các khớp nối mềm, van chặn. Riêng đối với ống nước còn lắp thêm lọc cặn cho đầu hút, van một chiều cho đầu đẩy.

Hình 6.1. Chi tiết lắp đặt cụm chiller trên giá gỗ 6.1.2. Lắp đặt bơm nước

Xác định chính xác lỗ bắt thiết bị (lấy theo kích thước máy thực tế hoặc cataloge hướng dẫn lắp đặt vận hành của nhà sản xuất, để thiết kế khung thép đỡ thiết bị).

+ Khung thép đỡ bơm làm bằng thép U100 đặt trên bộ giảm chấn lò xo. + Thiết bị được đưa đến công trình để nguyên đai kiện, hạn chế không để xảy ra va đập khi chuyển máy nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị và kết cấu xây dựng.

+ Căn chỉnh lấy thăng bằng bằng thước thuỷ chuẩn và xiết các bulông của thiết bị, đảm bảo độ chính xác tiêu chuẩn 1/1000.

+ Nối thiết bị với các hệ thống đường ống qua các khớp nối mềm, van chặn, bộ lọc cặn cho đầu hút, van 1 chiều cho đầu đẩy.

+ Đấu tiếp đất sau đó đấu điện 3 pha cho máy.

6.1.3. Công tác lắp đặt hệ thống đường ống nước a. Công tác lấy dấu a. Công tác lấy dấu

+ Phối hợp với các bộ phận của nhà thầu xây dựng để lấy dấu, xác định chích xác các thiết bị. Sau khi có vị trí các đường ống hay thiết bị, vạch tuyến và ghi kích

thước thiết bị, các đoạn ống nước, ống gió, đánh dấu các điểm phân nhánh côn cút,… các vị trí cần lắp giá đỡ, giá treo...để tiện cho việc thi công lắp đặt tiếp theo. + Công tác lấy dấu cần có các thiết bị định vị: thước chia độ dài, thước dây, đèn laze, thước thủy…

b. Công tác gia công, lắp đặt đường ống nước lạnh Trình tự thi công như sau:

+ Gia công giá treo, giá đỡ sau khi lấy dấu tại vị trí chỉ định. + Chừa lỗ thi công.

+ Lắp đặt giá treo, giá đỡ đường ống

+ Lấy dấu từng đoạn ống chính xác vát mép 450 tại các mặt nối hàn. + Tiến hành đo chất cách nhiệt trước khi lắp ráp đường ống

+ Đặt gối đỡ bằng gỗ tại vị trí đường ống có giá đỡ

+ Bọc lớp bảo ôn bảo vệ đảm bảo cho hiều dày lớp ách nhiệt 70mm + Hàn lắp các đoạn ống dẫn nước lạnh và các phụ kiện kèm theo + Tiến hành thử áp lực cho mỗi tầng và trục chính

+ Lắp đặt các bơm nước lạnh tuần hoàn

+ Vệ sinh bề mặt ống nước, quét sơn chống rỉ bảo vệ ống + Hoàn thiện chèn trát lỗ thi công

c. Lắp đặt đường ống thải nước ngưng

Đây là một công tác đơn giản nhưng lại rất quan trọng, vì chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể phá hỏng trần của một khu vực cũng như cham chập hệ thống điện. Các đường ống thoát nước ngưng là các đường ống nhựa PVC

+ Lắp đặt giá treo, giá đỡ

+ Lắp đặt ống nhưa PVC (chú ý ống thuỷ chuẩn để nước độ dốc tối thiểu 1/100 cho ống nằm ngang) thải nước ngưng và phụ tùng kèm theo (côn, cút, tê..)

+ Từ các trục chính thoát nước ngưng bố trí các xiphông để tránh hơi độc, khí ôi nhiễm từ dưới theo đường ống đi vào các phòng

+ Tiến hành thử kín độ nghiêng nước chảy sau khi lắp đặt xong + Bảo ôn ống nhựa PVC và các khay nước ngưng

+ Hoàn thiện chèn lỗ thi công.

Hình 6.3. Chi tiết lắp đặt ống nước ngưng d. Công tác thử bền, thử kín đường ống nước

Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt ta tiến hành công tác thử bền, thử kín và chạy thử hệ thống điều hòa không khí trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.

Thành phần gồm kỹ sư giám sát bên thi công và bên chủ đầu tư cùng một số công nhân kỹ thuật.

Chuẩn bị bơm nước, ống nước và các thiết bị cần thiết để kết nối với đoạn ống cần thử bền, thử kín.

Tiến hành kết nối đầu đẩy của bơm nước vào hệ thống đường ống. Sau khi kết nối xong kiểm tra các van cần thiết và tiến hành cấp nước vào hệ thống.

Khi áp suất nước trong đường ống lên tới 24 kg/cm3 thì đóng van và ngừng cấp nước. Giữ nguyên trạng thái đóng van trong vòng 24 giờ. Đồng thời trong thời gian đó thường xuyên kiểm tra đường ống để phát hiện xem có bị rò rỉ nước ở vị trí nào không, nếu có thì tiến hành xả nước ra và tiến hành sửa chữa vị trí rò rỉ, nếu không bị rò rỉ ở vị trí nào sau 24 giờ thì ta tiến hành xả nước ghi biên bản nghiệm thu có sự chứng kiến của chủ đầu tư và chuẩn bị cho công tác tiếp theo.

6.2. Vận hành và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí 6.2.1. Vận hành hệ thống 6.2.1. Vận hành hệ thống

a. Chuẩn bị khởi động hệ thống chiller sau khi đã lắp đặt.

Sau khi đã kết thúc công việc lắp đặt các thiết bị người ta bắt đầu chuẩn bị cho việc chạy thử Chiller bao gồm các việc như sau:

1.Chạy thử không tải.

Sau khi đã kết thúc công việc tất cả các công việc xây dựng và làm vệ sinh nơi đặt thiết bị, nạp nước cho bình ngưng, kết thúc việc lắp đặt các động cơ điện, tủ điện điều khiển và tiếp địa thì người ta tiến hành việc chạy thử không tải từng thiết bị, thời gian chạy thử do đơn vị lắp đặt quy định.

1. Kiểm tra các thiết bị.

Trong quá trình chạy thử các thiết bị chúng ta có thể tiến hành kiểm tra máy nén và các thiết bị. Các công viêc dưới đây sẽ được các chuyên gia của hãng cung cấp máy móc thiết bị hỗ trợ và cùng kiểm tra.

2. Kiểm tra máy nén.

Đối với máy nén cần kiểm tra sự đồng tâm của trục vít, các ổ trục thanh truyền, sự nhẹ nhàng êm ái khi quay trục máy nén và động cơ điện, các bề mặt chèn kín phải được sạch sẽ, châm dầu bôi trơn vào các bộ phận chèn và các chi tiết chuyển động của máy nén.

3. Kiểm tra bình ngưng.

Kiểm tra các thiết bị phân phối nước, các công tác dòng chảy và sự phân phối nước đồng đều trên các bề mặt truyền nhiệt. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn. Kiểm tra các ống cân bằng của bình chứa và các ống dẫn ra bên ngoài từ các van an toàn trở đi có đúng với quy định về an toàn hay không.

4. Kiểm tra bình bay hơi.

Kiểm tra các bộ phận đỡ và cach nhiệt đường ống. Cần kiểm tra sự có mặt đầy đủ của các loại nhiệt kế, áp kế và van an toàn.

5. Kiểm tra mức dầu.

Thực hiện một số thủ tục để kiểm tra dầu trong hệ thống, cho máy chạy thể để kiểm tra mức dầu trong hệ thống và trong bình tích trữ dầu nhờ vào dầu dò dầu quang học.

6. Kiểm tra tủ điện điều khiển Chiller

Kiểm tra cẩn thận từng chi tiết, cụm chi tiết, các bo mạch, các công tắc tơ, các cầu chi xem chúng có bị thay đổi, hư hỏng gì không so với kết cấu ban đầu để còn chỉnh sửa lại đúng vị trí cũ. Kiểm tra sự cùng pha bằng dụng cụ kiểm tra chuyên dụng. do, test lại các thông số điện áp dòng của các nguồn cấp vào cũng như các nguồn xuất ra.

7. Kiểm tra các valve.

Kiểm tra các van trong từng cụm Chiller, xem chúng đang ở trạng thái gì, từ đó thiết lặp lại cho chính xác với các thông số đã cài đặt ở bảng điều khiển.

8. Kiểm tra sự cần bằng của sự lắp đặt từng cụm Chiller.

Dùng ống thủy thông nhau hoặc…để kiểm tra sự cần bằng của từng cụm Chiller, đo cao độ 4 góc của Chiler xem chúng có bằng nhau hay không. Điều kiện

Một phần của tài liệu khảo sát hệ thống đhkk của khách sạn plaza nha trang. tính toán thiết kế hệ thống đường ống nước lạnh cho công trình (Trang 102 - 145)