Không gian điều hòa không khí là không gian tương đối kín, do đó để cho không gian trong không khí điều hòa được trong lành, bớt ô nhiễm thì cần thiết phải thực hiện kỹ thuật thông gió. Kỹ thuật thông gió trong điều hòa không khí là biện pháp kỹ thuật nhằm thay đổi một phần không khí trong không gian đó bằng một lượng không khí tươi tương ứng lấy từ bên ngoài vào. Vì vậy gió tươi có trạng thái
ngoài trời N với IN, nhiệt độ tN và ẩm dung dN lớn hơn không khí trong nhà do đó khi đưa vào phòng, gió tươi sẽ tỏa ra một lượng nhiệt hiện QhN và nhiệt ẩn QẩN.
QhN = 1,2. n. l ( tN – tT), W QâN = 3,0. n. l ( dN – dT), W Trong đó:
n – Số người trong phòng điều hoà, n = 4 người L = n.l, Lưu lượng không khí, l/s
l – Lưu lượng không khí tươi cần cho một người trong một giây, l/s tN, tT: là nhiệt độ của bên ngoài và trong không gian điều hòa dN, dT là dung ẩm của bên ngoài và trong không gian điều hòa
Do gió tươi trước khi đưa vào không gian điều hòa đã được làm lạnh sơ bộ. Cụ thể là dùng quạt của PAU để hút gió tươi từ trên tầng mái xuống. Gió tươi hút từ ngoài vào với nhiệt độ của môi trường trao đổi nhiệt với dàn lạnh của PHU để giảm từ nhiệt độ của môi trường là 36,60C xuống 340C và nhiệt độ của nước lạnh qua dàn lạnh của AHU và FCU đã tăng từ 70C lên 120C.
Tra đồ thị i- d ứng với nhiệt độ tN = 36,60C; tN‘= 34 0C; tT = 25 0C.
Bảng 3.5. Dung ẩm ứng với các nhiệt độ trên Nhiệt độ (0C) Dung ẩm (g/Kg) 36,6 23 34 23 25 13 Theo bảng 4.19 [1,176] ta có thể chọn l = 27 m3/h = 7,5 l/s. QhN = 1,2.4.7,5.(34 – 25) = 324 W. QaN = 3,0.4.7,5.(23 – 13) = 900 W
Tương tự như trên ta tính được nhiệt tải ra do nhiệt hiện và ẩn nhiệt của gió tươi mang vào được thể hiện ở Bảng 3.10, Bảng 3.11 phần phụ lục.