Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

Một phần của tài liệu xây dựng nhà máy sản xuất các loại nhựa phục vụ công nghiệp và dân dụng (Trang 25 - 54)

qua

- Chưa xây dựng khu vực tập kết than nguyên liệu đảm bảo vệ sinh.

- Chưa xử lý triệt để nước thải sản xuất và nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi của cơ sở.

- Chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại.

- Chưa ký kết hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng xử lý theo quy định của nhà nước.

- Chưa thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ

- Chưa làm thủ tục cấp phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước. - Chưa làm thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

Chương 2

MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường

2.1.1. Nguồn phát sinh

+ Chất thải rắn sản xuất:

Chất thải sản xuất của Công ty ước tính khoảng 120 kg/tháng. Lượng chất thải rắn sản xuất tính theo % tổng số nguyên liệu nhập vào theo tháng. Trong 1 tháng công ty nhập khẩu trung bình khoảng 1.700 kg (còn tùy thuộc vào từng tháng). Lượng chất thải rắn được tính bằng 7% tổng nguyên liệu nhập.

M = (7 x 1700) : 100 = 119 (kg)

Thành phần chất thải bao gồm: đầu mẩu nhựa thừa, bìa carton vụn, bao dứa hỏng, túi nilon hỏng,…các chất thải trên sinh ra trong quá trình gia công sản phẩm. Các loại chất thải trên có thành phần trơ với môi trường nên khả năng gây tác động đến môi trường xung quanh là không đáng kể. Mặt khác, các loại chất thải trên được phân loại tái sử dụng hoặc giao cho Công ty ký hợp đồng xử lý định kỳ không thải ra môi trường.

+ Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Cụ thể:

- Chất thải sinh hoạt chủ yếu các chất thải hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.

+ Lượng cán bộ công nhân của Công ty là 313 người

+ Lượng chất thải rắn bình quân là: 0,5 kg/người/ngày

Như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong ngày sẽ là: Qrác thải = 313(người) x 0,5 (kg/người/ngày) = 156,5 kg/ngày

Lượng rác này sẽ được thu gom vào các thùng chứa, sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển đến nơi thu gom rác thải của Nhà máy và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định.

2.1.2. Các biện pháp giảm thiểu

Theo phân tích và tính toán, nguồn chất thải rắn phát sinh do các hoạt động của dự án bao gồm chất thải bao gồm:

+ Các miếng nhựa được loại ra từ quá trình sản xuất trên sẽ được tận dụng dùng vào sản xuất các sản phẩm có kích thước nhỏ dùng để ráp nối, liên kết một số chi tiết. Các mảnh vụn còn lại không tái sử dụng cho dây chuyền sản xuất, được thu gom và bán cho một số cơ sở thu mua phế liệu.

+ Phế thải từ quá trình hàn được thu gom vào các thùng chứa và được bán cho các sơ sở tái chế phế liệu.

+ Chất thải rắn sinh hoạt:

Đối với rác sinh hoạt cũng được thu gom, phân loại tại các thùng chứa rác có nắp đậy, bố trí ở các khu văn phòng và nhà xưởng sản xuất, cuối ngày được công nhân vệ sinh môi trường thu gom về khu vực tập trung của Công ty.

Ký hợp đồng với đơn vị chuyên thu gom rác thải ở địa phương vận chuyển đến nơi xử lý theo qui định.

2.2. Nguồn chất thải lỏng

2.2.1. Nguồn phát sinh

Nước thải của Công ty gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt

+ Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa ít làm ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nước mưa chảy trên bề mặt đất sẽ cuốn theo các chất bẩn như: Đất, cát, bụi…xuống hệ thống thoát nước và thường tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn.

Nước mưa chảy tràn được thu gom chảy vào hệ thống cống thoát nước có các hố ga thu gom cặn lắng trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Cho nên phần lớn lượng cát bụi… có trong nước mưa chảy tràn sẽ bị lắng đọng tại các hố ga, đã làm giảm lượng chất cặn, lơ lửng có trong nước mưa chảy tràn trên môi trường nước khu vực là không đáng kể.

Tính lưu lượng nước mưa chảy tràn

Khi dự án đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng đã hoàn chỉnh nên khả năng thấm nước mưa rất thấp.

Nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực dự án, lưu lượng nước mưa được tính dựa trên lượng mưa tháng lớn nhất trong những năm gần đây.

Q = A.F (m3/tháng) Trong đó:

Q: lưu lượng nước mưa chảy tràn (m3/tháng)

A: Lưu lượng nước mưa tháng lớn nhất, 496mm – 0,496m F: Diện tíc khu vực xây dựng dự án, 23.089m2

Vậy lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực xây dựng dự án là 11452.144 (m3/tháng)

Về cơ bản thì nước mưa được quy ước sạch nếu không chảy tràn qua các khu vực ô nhiễm, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa như bảng .

Bảng 2.1. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa

Stt Thành phần Nồng độ (mg/l)

1 Tổng Nitơ 0,5 - 1,5

2 Tổng phospho 0,004 - 0,03

3 COD 10 - 20

4 TSS 10 - 20

Nguồn: Cấp thoát nước - Hoàng Huệ

Hệ thống thoát nước mưa sẽ được Công ty xây dựng hoàn chỉnh đảm bảo việc thoát nước mưa trong toàn bộ nhà máy.

+ Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh,… nếu không được xử lý tốt sẽ làm cho nguồn tiếp nhận bị phú dưỡng gây ô nhiễm môi trường nước. -Nước thải của nhà máy phát sinh từ khu nhà bếp và khu vệ sinh. Lượng nước này được thu gom theo hệ thông cống dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy, lượng nước thải sau xử lý được đổ xuống ao điều hòa của công ty sau đó theo hệ thống cống trong cụm công nghiệp thải ra thủy vực tiếp nhận.

Tác động xấu của các chất đến môi trường như sau:

-Các hợp chất hữu cơ: Là các hợp chất protein, hidratcacbon, chất béo, động thực vật. các hợp chất này sẽ làm suy giảm oxy hóa hòa tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước cấp sinh hoạt. Ngoài ra cá hợp chất hữu cơ có trong mực in rất khó phân hủy sinh học lên có thể gây ô nhiễm lâu dài cho nguồn tiếp nhận.

-Amoniac NH3: Amoniac ở trong nước tồn tại ở dạng NH3 và NH4. Cùng với phôt phát thúc đẩy quá trình phú dưỡng của nước. NH3 có tính độc cao hơn NH4, với nồng độ 0,01 mg/l NH3 đã gây độc cho cá qua đường máu, nồng độ 0,2 – 0,5 mg/l đã gây độc cấp tính. -Nitrat NO3-: Nitrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ. Trong nước tự nhiên, nồng độ Nitrat thường < 5mg/l, khi hàm lượng này trong nước> 10mg/l sẽ làm cho rong tảo dễ phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

Bản thân nitrat không có độc tính, nhưng ở trong cơ thể nó bị chuyển hóa thành nitrit NO2- rồi kết hợp với một số chất khác có thể tạo thành các hợp chất nitrozo là các chất có khả năng gây ung thư.

Hàm lượng NO3- trong nước cao, nếu uống phải sẽ gây bệnh thiếu máu, làm trẻ xanh xao do chức nưng của hemoglobin bị giảm.

- Phosphat: nồng độ phosphate trong mương nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/l. Bản thân phosphate không phải là chất gây dộc, nhưng quá cao trong nước, sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm chất lượng nước.

Bảng 2.2. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải

Nước thải sinh hoạt phát sinh do vệ sinh của công nhân. Lưu lượng nước thải sinh hoạt thải vào môi trường được tính như sau:

Theo tiêu chuẩn 20/TCN của Bộ Xây dựng áp dụng mức nước sử dụng cho sinh hoạt của 1 công nhân làm việc trong ca sản xuất trong ngày là 45/lít/người/ngày và lượng nước dùng cho nhà ăn tập thể tính cho một người với một bữa ăn là 25lít/người.

Số lượng nhân viên của nhà máy hiện tại là 352 người, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày là:

Q1= 313 người * 45 lít/người /ca * 1ca =14.085lít/ca Lượng nước thải từ bếp ăn tập thể:

Q2 = 313 người * 25 lít/người = 7.825 lít Vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt:

Q = Q1 + Q1 = 14.085+ 7.825= 21.910 lít = 21,910 m3

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm: COD, BOD5, NH3, các chất dinh dưỡng (N, P), SS , DS, chất béo, vi khuẩn,…

Lượng nước thải phát sinh ước tính bằng 85% lượng nước sinh hoạt nên bằng khoảng: 85% x 21,910 = 18,6235 m3/ngày

+ Nước thải sản xuất: hiện tại công ty không phát sinh nguồn nước thải sản xuất.

2.2.2. Nguồn tiếp nhận nước thải

Nước mưa, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý được thải ra cống chung của Công ty và thoát ra đường ống thoát nước của khu vực.

2.2.3. Hệ thống xử lý nước thải

+ Xử lý nước mưa chảy tràn:

Hiện tại Công ty mới chỉ xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và dẫn ra cống chung của khu vực. Nước mưa chảy tràn trên sân được thu gom bằng hệ thống đường mương có chiều sâu so với mặt bằng là 60 cm, rộng 40 cm có hố ga lắng cặn, nắp đan BTCT. Hệ thống được bố trí xây dựng dọc theo khu đất Công ty; mặt bằng sân công nghiệp và mặt bằng sân khu văn phòng, nhà xưởng có độ dốc i = 5%. Nước mưa sau khi tập trung vào cống thu gom chung sẽ được dẫn ra cống thoát nước của khu vực. Hệ

TT Chất ô nhiễm Hệ số chất ô nhiễm

(g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày)

1 BOD5 45 ÷ 54 1,8 ÷ 2,16

2 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 ÷ 142 2,8 ÷ 5,8

3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 ÷ 220 6,8 ÷ 8,8

4 Nitrat (NO3-) 6 ÷ 12 0,24 ÷ 0,48

thống thoát nước mưa được thiết kế đảm bảo thoát nước tốt với lượng mưa lớn nhất của khu vực.

+ Xử lý nước thải sinh hoạt:

Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty được trình bày trên hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên được xử lý bằng bể phốt 3 ngăn trước khi xả vào cống chung của Công ty. Hệ thống bể phốt có tổng thể tích 18,6235 m3 với thời gian lưu 3 ngày được bố trí xây dựng ngầm tại khu vực văn phòng và nhà vệ sinh. Hệ thống bể phốt hiện có đủ khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của CBCNV trong Công ty.

Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn

Nguyên tắc vận hành: Nước thải thô được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men axít và lên men kiềm). Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi. Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo metal sẽ là chủ yếu.

Cống thoát nước chung của khu vực NTSH Bể phốt 3 ngăn

Cống chung của Công ty Nước rửa

Với quy trình vận hành này, cho phép tăng thời gian lưu bùn và nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải. Các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Nước thải sau hệ thống xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT

Định kì, 6 tháng Công ty cho nạo vét bể đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu vực.

2.2.4. Kết quả phân tích môi trường nước thải

Để đánh giá tác động của nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty kết hợp với đơn vị tư vấn lấy mẫu và phân tích. Kết quả cụ thể được trình bày trên bảng 2.1.

Bảng 2.3. Kết quả phân tích nước thải

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp Kết quả 14:2008/BTNQCVN MT (Cột B) 1 Ph - 6492:1999TCVN 7,13 5,0 – 9,0 2 TSS mg/l TCVN 6001- 1:2008 29,8 50 3 BOD5 mg/l 6625:2000TCVN 70 100 4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 4560:1988TCVN 389 1000 5 Sun fua (tính thao H2S) mg/l 8331 HACH 0,01 4 6 Amoni(tính theo N) mg/l 4563:1988TCVN 1,57 10 7 NO3- (tính theo N) mg/l TCVN 6494:1999 0,014 50 8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l EPA 1664 2,062 20 9 Chất hoạt động bề mặt mg/l TCVN6622-1:2000 0,094 10 10 PO43- ( tính theo P) mg/l TCVN6202:2008 0,031 10 11 Tổng coliform MPN/100ml TCVN6178-2:1996 5.000 5.000

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt của Bộ TN và MT.

Nhận xét: Qua kết quả phân tích ta thấy các chỉ tiêu của nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT

2.3. Nguồn chất thải khí

2.3.1. Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình sản xuất và gia công các sản phẩm của nhà máy, bao gồm:

- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải, công đoạn đục lỗ, cắt, hàn. - Tiếng ồn phát sinh ở các công đoạn tháo dỡ nguyên liệu, cắt, xẻ, đục

Đây là những nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí tại Nhà máy. Trong đó tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm chính, do đó cần phải có các biện pháp để giảm thiểu tối đa tiếng ồn, chủ yếu phát sinh từ quá trình vận chuyển và công đoạn cắt, đục tạo hình sản phẩm.

*Ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình sản xuất

Như đã phân tích ở phần trên, ở giai đoạn vận hành, bụi phát sinh từ quy trình sản xuất của Nhà máy chủ yếu do:

+ Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu. Quá trình sản xuất không phát sinh bụi.

+ Bụi phát sinh trong quá trình tháo dỡ và đóng gói nguyên liệu.

Song các công đoạn sản xuất đều tự động và khép kín nên lượng bụi phát sinh là rất nhỏ và không gây nhiều tác hại tới sức khỏe.

* Ô nhiễm khí thải do các phương tiện vận chuyển

Khí thải độc hại của động cơ nếu tập trung ở nồng độ cao có thể dẫn tới hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường lượng chất độc trong máu, ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt động của một số loại hoocmon, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan chức năng.

Các khí độc sinh ra trong quá trình hoạt động của các phương tiên vận chuyển như CO, SO2, NOx,. Tác động cụ thể của chúng đến con người và môi trường sinh thái như sau:

+ Cacbon oxit CO

Đây là chất gây ngất do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể. Vì vậy CO gây ra

Một phần của tài liệu xây dựng nhà máy sản xuất các loại nhựa phục vụ công nghiệp và dân dụng (Trang 25 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w