Nguồn chất thải lỏng

Một phần của tài liệu xây dựng nhà máy sản xuất các loại nhựa phục vụ công nghiệp và dân dụng (Trang 27 - 29)

2.2.1. Nguồn phát sinh

Nước thải của Công ty gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt

+ Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa ít làm ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nước mưa chảy trên bề mặt đất sẽ cuốn theo các chất bẩn như: Đất, cát, bụi…xuống hệ thống thoát nước và thường tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn.

Nước mưa chảy tràn được thu gom chảy vào hệ thống cống thoát nước có các hố ga thu gom cặn lắng trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Cho nên phần lớn lượng cát bụi… có trong nước mưa chảy tràn sẽ bị lắng đọng tại các hố ga, đã làm giảm lượng chất cặn, lơ lửng có trong nước mưa chảy tràn trên môi trường nước khu vực là không đáng kể.

Tính lưu lượng nước mưa chảy tràn

Khi dự án đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng đã hoàn chỉnh nên khả năng thấm nước mưa rất thấp.

Nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực dự án, lưu lượng nước mưa được tính dựa trên lượng mưa tháng lớn nhất trong những năm gần đây.

Q = A.F (m3/tháng) Trong đó:

Q: lưu lượng nước mưa chảy tràn (m3/tháng)

A: Lưu lượng nước mưa tháng lớn nhất, 496mm – 0,496m F: Diện tíc khu vực xây dựng dự án, 23.089m2

Vậy lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực xây dựng dự án là 11452.144 (m3/tháng)

Về cơ bản thì nước mưa được quy ước sạch nếu không chảy tràn qua các khu vực ô nhiễm, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa như bảng .

Bảng 2.1. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa

Stt Thành phần Nồng độ (mg/l)

1 Tổng Nitơ 0,5 - 1,5

2 Tổng phospho 0,004 - 0,03

3 COD 10 - 20

4 TSS 10 - 20

Nguồn: Cấp thoát nước - Hoàng Huệ

Hệ thống thoát nước mưa sẽ được Công ty xây dựng hoàn chỉnh đảm bảo việc thoát nước mưa trong toàn bộ nhà máy.

+ Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh,… nếu không được xử lý tốt sẽ làm cho nguồn tiếp nhận bị phú dưỡng gây ô nhiễm môi trường nước. -Nước thải của nhà máy phát sinh từ khu nhà bếp và khu vệ sinh. Lượng nước này được thu gom theo hệ thông cống dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy, lượng nước thải sau xử lý được đổ xuống ao điều hòa của công ty sau đó theo hệ thống cống trong cụm công nghiệp thải ra thủy vực tiếp nhận.

Tác động xấu của các chất đến môi trường như sau:

-Các hợp chất hữu cơ: Là các hợp chất protein, hidratcacbon, chất béo, động thực vật. các hợp chất này sẽ làm suy giảm oxy hóa hòa tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước cấp sinh hoạt. Ngoài ra cá hợp chất hữu cơ có trong mực in rất khó phân hủy sinh học lên có thể gây ô nhiễm lâu dài cho nguồn tiếp nhận.

-Amoniac NH3: Amoniac ở trong nước tồn tại ở dạng NH3 và NH4. Cùng với phôt phát thúc đẩy quá trình phú dưỡng của nước. NH3 có tính độc cao hơn NH4, với nồng độ 0,01 mg/l NH3 đã gây độc cho cá qua đường máu, nồng độ 0,2 – 0,5 mg/l đã gây độc cấp tính. -Nitrat NO3-: Nitrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ. Trong nước tự nhiên, nồng độ Nitrat thường < 5mg/l, khi hàm lượng này trong nước> 10mg/l sẽ làm cho rong tảo dễ phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

Bản thân nitrat không có độc tính, nhưng ở trong cơ thể nó bị chuyển hóa thành nitrit NO2- rồi kết hợp với một số chất khác có thể tạo thành các hợp chất nitrozo là các chất có khả năng gây ung thư.

Hàm lượng NO3- trong nước cao, nếu uống phải sẽ gây bệnh thiếu máu, làm trẻ xanh xao do chức nưng của hemoglobin bị giảm.

- Phosphat: nồng độ phosphate trong mương nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/l. Bản thân phosphate không phải là chất gây dộc, nhưng quá cao trong nước, sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm chất lượng nước.

Bảng 2.2. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải

Nước thải sinh hoạt phát sinh do vệ sinh của công nhân. Lưu lượng nước thải sinh hoạt thải vào môi trường được tính như sau:

Theo tiêu chuẩn 20/TCN của Bộ Xây dựng áp dụng mức nước sử dụng cho sinh hoạt của 1 công nhân làm việc trong ca sản xuất trong ngày là 45/lít/người/ngày và lượng nước dùng cho nhà ăn tập thể tính cho một người với một bữa ăn là 25lít/người.

Số lượng nhân viên của nhà máy hiện tại là 352 người, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày là:

Q1= 313 người * 45 lít/người /ca * 1ca =14.085lít/ca Lượng nước thải từ bếp ăn tập thể:

Q2 = 313 người * 25 lít/người = 7.825 lít Vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt:

Q = Q1 + Q1 = 14.085+ 7.825= 21.910 lít = 21,910 m3

Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm: COD, BOD5, NH3, các chất dinh dưỡng (N, P), SS , DS, chất béo, vi khuẩn,…

Lượng nước thải phát sinh ước tính bằng 85% lượng nước sinh hoạt nên bằng khoảng: 85% x 21,910 = 18,6235 m3/ngày

+ Nước thải sản xuất: hiện tại công ty không phát sinh nguồn nước thải sản xuất.

Một phần của tài liệu xây dựng nhà máy sản xuất các loại nhựa phục vụ công nghiệp và dân dụng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w