+ Xử lý nước mưa chảy tràn:
Hiện tại Công ty mới chỉ xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và dẫn ra cống chung của khu vực. Nước mưa chảy tràn trên sân được thu gom bằng hệ thống đường mương có chiều sâu so với mặt bằng là 60 cm, rộng 40 cm có hố ga lắng cặn, nắp đan BTCT. Hệ thống được bố trí xây dựng dọc theo khu đất Công ty; mặt bằng sân công nghiệp và mặt bằng sân khu văn phòng, nhà xưởng có độ dốc i = 5%. Nước mưa sau khi tập trung vào cống thu gom chung sẽ được dẫn ra cống thoát nước của khu vực. Hệ
TT Chất ô nhiễm Hệ số chất ô nhiễm
(g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày)
1 BOD5 45 ÷ 54 1,8 ÷ 2,16
2 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 ÷ 142 2,8 ÷ 5,8
3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 ÷ 220 6,8 ÷ 8,8
4 Nitrat (NO3-) 6 ÷ 12 0,24 ÷ 0,48
thống thoát nước mưa được thiết kế đảm bảo thoát nước tốt với lượng mưa lớn nhất của khu vực.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt:
Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty được trình bày trên hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên được xử lý bằng bể phốt 3 ngăn trước khi xả vào cống chung của Công ty. Hệ thống bể phốt có tổng thể tích 18,6235 m3 với thời gian lưu 3 ngày được bố trí xây dựng ngầm tại khu vực văn phòng và nhà vệ sinh. Hệ thống bể phốt hiện có đủ khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của CBCNV trong Công ty.
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn
Nguyên tắc vận hành: Nước thải thô được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men axít và lên men kiềm). Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi. Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo metal sẽ là chủ yếu.
Cống thoát nước chung của khu vực NTSH Bể phốt 3 ngăn
Cống chung của Công ty Nước rửa
Với quy trình vận hành này, cho phép tăng thời gian lưu bùn và nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải. Các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Nước thải sau hệ thống xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT
Định kì, 6 tháng Công ty cho nạo vét bể đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu vực.