Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 40 - 41)

Chương I : Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

2.2. Những đặc điểm chung nền kinh tế ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh

2.2.3. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng

Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc tái cái trúc các doanh nghiệp Nhà nước kể từ những năm 1990. Bằng một số biện pháp, nỗ lực này đã mang lại những thành công đáng kể. Năm 2001, số lượng các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 60% tổng vốn của nền kinh tế và tạo ra lượng của cải bằng 38% GDP cả nước. Năm 2012, con số này giảm

xuống với tỷ lệ lần lượt là 38% và 33%. Tuy nhiên, ln có những bất cập trong q trình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đầu tư công, mối quan hệ với các ngân hàng và sự ổn định tài chính. Cá biệt có những doanh nghiệp vay để thực hiện đầu tư vào những lĩnh vực không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty. Nguồn vốn tài trợ này lại đến phần lớn từ các ngân hàng có vốn Nhà nước và mặc nhiên, những khoản vay này được giả định là sẽ được sự bảo trợ của nhà nước. Nhiều con số về các khoản vay nợ này không được đề cập trong số liệu thống kê quốc gia.

Từ giữa những năm 2000, Việt Nam đang đẩy nhanh q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước sau khi phát hành cổ phiếu đã trở thành các công ty đại chúng, với nhiều đối tượng thành phần sở hữu, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngồi. Có một tỷ lệ khá lớn các cơng ty niêm yết trên cả hai sàn HNX và HOSE có xuất phát từ các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này cũng ít nhiều nhìn chung có sự kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của công ty cũ. Trong đó, một trong những quyền lợi phải kể đến là việc tiếp cận với các nguồn “tín dụng mềm” (Trâm L. N., 2010)[29,33]. Các doanh nghiệp nhà nước thường được hưởng các quyền lợi ưu đãi hơn về lãi suất, tài sản thế chấp, các điều kiện khoản vay, hay thậm chí cả việc xử lý nợ xấu trong trường hợp khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả. Chính vì thế, các doanh nghiệp này sẽ có xu hướng sử dụng vốn vay từ ngân hàng là nguồn chính để tăng nguồn vốn của cơng ty hơn là sử dụng công cụ phát hành cổ phiếu.

Một phần của tài liệu cac_nhan_to_anh_huong_toi_cau_truc_von_cua_cac_doanh_nghiep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w