Phân tích tổng quát nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (Trang 29 - 74)

Như chúng ta đã biết, các NHTM có vay trò to lớn trong việc điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu và luôn chủ động tìm kiếm mọi cách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để hoạt động.Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” NHCT Cà Mau đã đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong và ngoài nước để đảm bảo cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng, với nền kinh tế và với chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, NHCT Cà Mau đã huy động vốn dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn thông qua các giấy tờ có giá như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Đặc biệt, trong những năm gần đây Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau không ngừng mở rộng và tìm ra giải pháp nhằm tăng nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng

BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Đvt:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005Chênh lệch2007/2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 217.790 17,24 413.193 31,71 450.381 38.00 195403 89.72 37188 9.00 Vốn điều hòa 910.000 72,03 749.846 57,55 592.606 50.00 -160154 -17.60 -157240 -20.97 Vốn vay 252 0,02 252 0,02 251 0.02 0 0.00 -1 -0.40 Vốn khác 135.299 10,71 139.576 10,71 141.975 11.98 4277 3.16 2399 1.72 Tổng nguồn vốn 1.263.34 1 100,00 1.302.86 7 100,00 1.185.21 3 100.00 39526 3.13 -117654 -9.03

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nguồn vốn của NHCT được cấu tạo bởi 2 nguồn chính: Từ vốn huy động và vốn điều chuyển (vốn điều hòa) từ Ngân Hàng Công Thương Việt Nam .

Qua bảng số liệu, ta nhận thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự tăng, giảm không ổn định theo từng năm cụ thể 2005 là 1.263.341 triệu đồng, năm 2006 là 1302867 triệu đồng tăng 39.526 triệu đồng, tương ứng tăng 3,13% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm này vốn huy động tăng đáng kể gần gấp đôi năm ngoái kéo theo sự tăng lên của tổng nguồn vốn. Riêng đến năm 2007 thì tổng nguồn vốn giảm 117.654 triệu đồng, tương ứng giảm 9,03% so với năm 2006 chủ yếu là do sự giảm xuống của nguồn vốn điều hòa từ cấp trên. Cụ thể như sau:

- Vốn huy động: nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Năm 2005 là 217.790 triệu đồng Trong đó, các khoản huy động tiền gởi các tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 30%, huy động tiền gởi tiết kiệm, kỳ phiếu và trái phiếu giảm 3,7 so với đầu năm, năm 2006 là 413.193 triệu đồng, tăng 195.403 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 89,72% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 450.381 triệu đồng, tăng 37.188 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng tăng 25,71%. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm là nhờ vào nỗ lực không ngừng của đơn vị làm công tác huy động vốn. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý và tiện ích thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ, trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu trúng thưởng với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý tạo sự an tâm cho khách hàng khi gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thồng như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khai thác khách hàng tiềm năng trên địa bàn đến gửi tiền. Với chính sách huy động vốn đa dạng và năng động như vậy nên tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cũng tăng. Cụ thể năm 2005 nguồn vốn này chiếm 17,24% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 31,71% và đến năm 2007 tỷ lệ này là 38%.

Đặc biệt là trong năm 2006 vốn huy động rất mạnh với tốc độ tăng kỷ lục trong những năm gần gấp đôi cùng kỳ năm trước (89,72%) và bằng 125% so với kế hoạch Trung Ương giao đây là. Đó là kết quả phấn đấu liên tục, là sự cố gắng rất lớn của lực lượng làm công tác huy động vốn nhất là trong điều kiện cạnh

tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn như hiện nay. Điều đáng ghi nhận là năm 2006 là NHCTVN phát động và giao chỉ tiêu năm đợt huy động kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi tiết kiệm dự thưởng…Các đợt áp sát nhau, liền kề nhau, có những đợt song trùng nhau nhưng Chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu. Dẫn đầu trong năm, đợt huy động này là Quỹ tiết kiệm số 1 đạt từ 83% đến 208% tuy nhiên tiền gởi bình quân cả năm đạt gần 35 tỷ đồng, thấp hơn cuối năm đến 92 tỷ đồng và chỉ đạt 26% tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy số dư huy động tại chỗ tăng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, chưa mang tính bền vững do cơ chế nguồn vốn huy động không kỳ hạn còn cao. Cụ thể:

> Tiền gởi doanh nghiệp bình quân cả năm đạt 72.965 triệu đồng, trong khi đó số cuối năm lên đến 136.845 triệu đồng. Đó là do kỳ nghĩ tết dương lịch năm này khá dài, nên tiền bán hàng về các doanh nghiệp không kịp rút ra khi thu mua và số này giảm mạnh sau tết dương lịch.

> Tiền gởi dân cư khá ổn định, bình quân cả năm đạt 227.864 triệu đồng, số cuối năm 271.865 triệu đồng. Tuy nhiên trong số này cũng phải kể đến 72.542 triệu đồng, huy động của công ty Minh Phú phục vụ cho việc bảo đảm ký Bond trong năm 2005

> Huy động thông qua phát hành các công cụ nợ bình quân đạt 76.000 triệu đồng, số cuối năm 81.000 triệu đồng. Đây là nguồn vốn huy động ổn định nhất, chúng ta cần đẩy mạnh kênh huy động này.

Tuy nhiên do điều kiên cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn như hiện nay cùng với các dịch vụ của Bưu điện và các công ty Bảo hiểm đã làm cho việc huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp ít nhiều khó khăn nên tuy tỷ trọng có tăng nhưng tăng chưa đáng kể.

Mặt khác công tác huy động vốn tại các Phòng Giao dịch còn nhiều hạn chế, duy chỉ có Phòng Giao dịch Tắc Vân hoàn thành 101% kế hoạch Ban Giám đốc giao đầu năm. Còn lại Phòng Giao dịch Sông Đốc 83%. Kênh huy động từ các tổ chức kinh tế cũng chưa có biện pháp và chính sách rõ nét, còn trông chờ vào khách hàng là chính.

Vốn điều hòa: Như đã nói ở trên công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn và phần nào cũng do giá vàng tăng đột biến, người dân có tâm lý thích

mua vàng hơn gởi tiền vào Ngân hàng hoặc sử dụng vốn nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh nhiều nên việc huy động vốn gặp khó khăn. Hơn nữa, đặc điểm của NHCT Cà Mau là cho vay kế hoạch sử dụng, xí nghiệp thủy sản là chủ yếu, do đó việc đầu tư vốn phụ thuộc vào thời vụ của con tôm, nếu tôm trúng thì nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng nhằm mở rộng quy mô hoạt động, nhưng tình hình huy động vốn tại địa phương chậm.

Nguồn vốn huy động hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Do đó tốc độ huy động vốn không cân xứng với tốc độ đầu tư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Đa số các doanh nghiệp trong Tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập, nên nguồn vốn nhàn rỗi không nhiều nên việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy sự hỗ trợ của NH cấp trên là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho việc thúc đẩy kinh tế địa phương và là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng. Cụ thể là năm 2005 đạt 910.000 triệu đồng chiếm 72,03% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 749.846 triệu đồng, giảm 60.154 triệu đồng, giảm tương ứng 17,6% so với năm 2005 và chiếm 57,55% tổng nguồn vốn hoạt động. Năm 2007 là 592.606 triệu đồng, giảm 157.240 triệu đồng, tương ứng giảm 20,97% so với năm 2006

Từ việc phân tích trên ta thấy nguồn vốn Ngân hàng lệ thuộc nhiều vào vốn điều hòa từ cấp trên và việc huy động vốn bên ngoài còn hạn chế. Như vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì bên cạnh nguồn vốn huy động thì nguồn vốn điều hòa từ cấp trên chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó giúp cho NHCT Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của mình, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Tuy nhiên, lãi suất nhận vốn điều hòa tăng liên tục nên đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh. Trong tương lai lãi suất này chưa có dấu hiệu giảm, nên Ngân hàng cần có biện pháp để tăng nguồn vốn huy động để giảm áp lực chi phí từ vốn điều hòa. Nhằm giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài 2 nguồn vốn trên thì Ngân hàng còn có nguồn vốn vay và vốn khác, mặc dù 2 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ.

Vốn vay: Đây là nguồn vốn ít biến động nhất của Ngân hàng, năm 2005 và 2006 là 252 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,02% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 là 251 triệu đồng không gần bằng 2 năm trước cho thấy Ngân hàng có cách

nhìn nhận và đánh giá tình hình tín dụng tốt, luôn chủ động được nguồn vốn của mình.

Vốn khác: Cũng không có biến động nhiều trong cơ cấu nguồn vốn qua 3

năm. Năm 2005 là 135.299 triệu đồng, năm 2006 139.576 triệu đồng tăng 4.277 triệu đồng tương ứng tăng 3,16%. Năm 2007 là 141.975 triệu đồng, tăng 2.399 triệu đồng tương ứng 1,72% không có nhiều biến động.

Tóm lại: Ta thấy 3 năm qua NHCT Cà Mau luôn duy trì vốn huy động vốn lớn, tăng ổn định và hoàn thành tốt nhiệm vụ của một trung gian tài chính. Cho thấy uy tín Ngân hàng ngày được khẳng định, quy mô Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên NHCT Cà Mau, sự lãnh đạo tài tình của Ban lãnh đạo Chi nhánh và sự hỗ trợ vốn kịp thời của ngân hàng cấp trên.

Ở nước ta theo đánh giá của các nhà kinh tế học thì vốn nhàn rỗi còn nằm trong dân cư lớn, chủ yếu nằm dưới dạng dự trữ như vàng, bạc đá quý và cả tiền mặt. Vì thế cần phải tìm mọi biện pháp huy động được nguồn vốn đó để đầu tư và phát triển sản xuất là tốt nhất. Để đưa nền kinh tế nước ta phát triển thì phải huy động cho được tối đa mọi nguồn lực của đất nước trong đó có vốn và nhận định rằng vốn có nhiều nguồn nhưng nguồn vốn có ý nghĩa quyết định vẫn là nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ tiết kiệm của dân cư vì nó là nguồn tại chỗ có giá trị lớn.

4.2. Các nhân tố phát sinh ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

− Do giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây làm cho việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

− Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh bị cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn.

− Do tâm lý còn e ngại của một số người bởi còn hạn chế về kiến thức ngân hàng khi giao dịch với Ngân hang.

− Những năm gần đây thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên địa bàn Tỉnh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt kinh doanh của người dân địa phương.

− Do sự nóng lên của thị trường bất động sản, và các cơn sốt của thị trường chứng khoán đã góp phần làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

4.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau

Cà Mau là một tỉnh tận cùng cực Nam tổ quốc với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, trong đó nuôi và chế biến thủy, hải sản là thế mạnh của Tỉnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập Tỉnh và ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông – lâm – ngư nghiệp sang ngư – nông - lâm nghiệp và sự phát triển về thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến thủy sản theo chủ trương của Tỉnh thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sau 20 năm hoạt động thì NHCT Cà Mau đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của Tỉnh cụ thể là trong việc cung cấp vốn kịp thời, nhanh chóng và cần thiết cho các tổ chức kinh tế hoạt động, nâng cao đời sống dân cư.

4.3.1. Tình hình về doanh số cho vay của Ngân hàng (2005–2007)

Doanh số cho vay qua 3 năm có sự giao động không theo một chiều hướng mà tăng giảm theo tình hình kinh tế và dựa vào sự xét đoán của Ngân hàng. Năm 2005 là 5.263.705 triệu đồng, năm 2006 là 5.519.324 triệu đồng tăng 225.619 triệu đồng, tương ứng tăng 4,86% so với năm 2005. Do tình hình kinh tế ổn định và tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả Ngân hàng tranh thủ cơ hội Ngân hàng đã mở rộng đầu tư tín dụng nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhưng đến năm 2007 thì dấu hiệu lạm phát xuất hiện, để kiềm chế lạm phát lãi suất tăng cao Ngân hàng đã chủ động thu hẹp phạm vi tín dụng của mình ở mức 5.035.903 triệu đồng giảm 601.767 triệu đồng, tương ứng giảm 10,67% so với năm 2006.

4.3.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.263.705 5.519.324 4.762.619 255.619 4,86 -756.705 -13,71

Trung-dài hạn 124.164 118.346 273.284 -5.818 -4,69 154.938 13,92

Tổng DSCV 5.387.869 5.637.670 5.035.903 249.801 4,64 -601.767 -10,67

Phòng: Kinh doanh Ngân Hàng Công Thương Cà Mau

Hình 3 : DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm và có sự tăng giảm không ổn định cụ thể: năm 2005 là 5.263.705 triệu đồng, năm 2006 là 5.519.324 triệu đồng, tăng 255.619 triệu đồng, tương ứng tăng 4,86% so với năm 2005. Hoạt động cho vay và tài trợ thương mại là những mãng tín dụng lớn nhất của Chi nhánh. Trong đó chủ yếu là cho vay tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu thuộc hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau (CASEP). Số khách hàng này chiếm 56% trên tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn Tỉnh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do Chi nhánh đã đầu tư tín dụng cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa như: Công ty Thương nghiệp Cà Mau, kinh doanh hàng kim khí điện máy, công nghệ

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (Trang 29 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w