Như vậy chúng ta đã biết, doanh số cho vay chỉ phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã phát cho vay trong năm để hỗ trợ vốn cho các TPKT. Còn về thu nợ không phản ánh chính xác hoàn toàn hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, vì nó
phụ thuộc vào kỳ hạn khoản vay. Còn dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn liên quan trực tiếp đến việc tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Năm 2005 là 1.089.787 triệu đồng, năm 2006 là 1.159.614 triệu đồng tăng 69.827 triệu đồng, tương ứng tăng 6,41% so với năm 2005. Dư nợ năm 2007 giảm ở mức 1.076.705 triệu đồng giảm 82.909 triệu đồng, tương ứng giảm 7,15% so với năm 2006. Năm 2006 do doanh số cho vay tăng đã làm cho mức dư nợ tăng, tốc độ tăng của doanh số cho vay trong năm nhanh hơn doanh số thu nợ. Năm 2007 dư nợ giảm do doanh số cho vay giảm. Do đó để thấy được cụ thể tình hình dư nợ của Ngân hàng cần phân tích theo thời gian và TPKT.
4.3.3.1. Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 871.673 945.200 822.104 73.527 8,44 -123.096 -13,02 Trung - dài hạn 218.114 214.414 254.601 -3.700 -1,70 40.187 18,74 Tổng dư nợ 1.089.787 1.159.614 1.076.705 69.827 6,41 -82.909 -7,15
Hình 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
Dư nợ ngắn hạn: Năm 2005 là 871.673 triệu đồng, năm 2006 tăng 73.572 triệu đồng, tương ứng tăng 8,44% so với năm 2005 là do các nhà xuất khẩu Cà Mau gặp nhiều khó khăn hơn do kiểm dịch của thị trường các nước phương Tây về dư lượng kháng sinh Chloraphenicol và các rào cản kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu nhất là các mặt hàng thủy sản, nông sản cho các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ… Mặt khác năm 2006 tăng vì các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ và việc Hải quan Hoa Kỳ áp đặt quy định ký Bond. Do đó các doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất rất chậm hoặc phải xuất sang nước thức 3 làm cho tốc độ bán hàng của các đơn vị kinh doanh có phần chậm lại, lượng hàng tồn kho tại đơn vị tăng. Đây là khó khăn bao trùm lên ngành chế biến xuất khẩu thủy sản trong những năm này. Do đó để giúp khách hàng bổ sung vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh Ngân hàng đã cho vay thêm ngắn hạn nhằm giữ mối khách hàng giúp họ giải quyết khó khăn tạm thời đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên năm 2006. Đến năm 2007 một phần do doanh số cho vay giảm phần do các doanh nghiệp đã bán được hàng Ngân hàng đã thu hồi được nợ đã làm cho dư nợ cũng giảm đi 122.268 triệu đồng tương ứng giảm 12,92% so với năm 2006.
Dư nợ trung – dài hạn: Năm 2006 dư nợ là 214.414 triệu đồng, giảm 3.700 tương ứng giảm 1,7% so vớI năm 2005. Đó là do Ngân hàng tập trung vốn để tài trợ cho các khách hàng truyền thống trong việc giải quyết vấn đề tồn hàng hóa xuất khẩu mà Ngân hàng đã ra chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn. Một phần do các doanh nghiệp nhà nước giảm vay trung – dài hạn mà trông chờ vào nguồn vốn ưu đãi đầu tư lãi suất thấp như vốn của quỹ hỗ trợ. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì Ngân hàng chỉ chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản và đang ưu tiên đáp ứng yêu cầu vay của các khách hàng có uy tín trong hoạt động và thanh toán, dự án có tính khả thi cao. Nhưng đến năm 2007 do môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam gia nhập WTO hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư mở rộng
ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình nhằm tồn tại và tăng trưởng ổn định các doanh nghiệp lại tìm đến nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng, đã làm cho dư nợ kỳ hạn này tăng 40.187 triệu đồng hay tăng 18,74% so với cùng kỳ năm trước.
4.3.3.2. Dư nợ theo TPKT
Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Hình 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO TPKT
Doanh nghiệp Nhà nước: Biến động dư nợ của các năm có xu hướng giảm dần năm 2006 giảm 171.306 triệu đồng tương ứng giảm 52,11% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 57.276 triệu đồng giảm 100.174 triệu đồng tương ứng giảm 63,62% so với năm 2006. Nguyên nhân là do các DNNN đã thu hẹp phạm vi hoạt động, một phần lớn đã chuyển sang cổ phần hóa mặc dù các TPKT này được ưu tiên cho vay hơn các TPKT khác nhưng do số lượng còn lại quá ít nên dư nợ TPKT này giảm.
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNN 328.756 157.450 57.276 -171.306 -52,11 -100.174 -63,62 TPKT khác 761.031 1.002.164 1.019.429 241.133 31,69 17.265 1,72 Tổng dư nợ 1.089.787 1.159.614 1.076.705 69.827 6,41 -82.909 -7,15
Thành phần kinh tế khác: Dư nợ thành phần kinh tế này có sự tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 1.002.164 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2005 cụ thể tăng 241.133 triệu đồng, tương ứng tăng 31,69% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 17.265 triệu đồng, tương ứng tăng 1,72% do các thành phần kinh tế này hoạt động ngày càng hiệu quả giữ được uy tín, tạo lòng tin với Ngân hàng nên dư nợ ngày càng nhiều đặc biệt là những khoản nợ dài - hạn chưa đến hạn thu hồi.