Tăng doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (Trang 59 - 62)

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau những tháng đầu năm 2008 tương đối ổn định, các doanh nghiệp làm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hứa hẹn một môi trường đầu tư tín dụng tốt thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, Ngân hàng cần mở rộng quy mô tín dụng hơn nửa trong năm này bằng nhiều biện pháp như:

− Luôn tìm hiểu chính sách, định hướng phát triển kinh tế tại địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị phần phù hợp và kịp thời. Củng cố và giữ vững mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống của Ngân Hàng Công Thương Cà Mau, phát triển mở rộng mới một số khách hàng sản xuất và kinh doanh chế biến thủy sản có tiềm năng phát triển.

Tăng trưởng tín dụng đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ

Do những lợi thế về quy mô đem lại nên trong nền kinh tế các doanh nghiệp lớn thường đóng vay trò chủ đạo nhưng để nền kinh tế phát triển một cách cân đối và bền vững hơn, thì cần có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạt và hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày càng cao, các doanh nghiệp này đã được nhận xét là đứng vay trò đặc biệt quan trọng vì nhiều lý do:Tạo ra hàng hóa dịch vụ lớn cho nền kinh tế phát triển, góp phần tập trung vốn của xã hội tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế, thu hút lao động, giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăc biệt là khu vực nông thôn. Hơn nữa trong nhiều năm qua nhiều cải cách về cơ chế, chính sách Nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đó là các luật điều chỉnh như: luật doanh nghiệp luật Nhà nước, luật hợp tác xã và các văn bản dưới luật như Ngân hàng Nghị định số 02/2002/NĐ-CP, Nghị định số 90/2001/ NĐ-CP ngày 23/11/2001 đã định nghĩa rõ loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như nêu rõ những giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn ốn từ ngân sách. Chương trình trợ giúp xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ thông tin. Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế có nhiều hỗ trợ cho phát triển của loại hình doanh nghiệp này của Việt Nam như Ủy ban Châu Âu, với những ưu thế và thuận lợi trên thì các doanh nghiệp này rất có khả năng phát triển nhanh chóng trong tương lai.

Tiến hành phân loại khách hàng: Phân loại khách hàng theo tình hình tài chính nhằm đề ra các giải pháp phù hợp cho từng loại khách hàng trong việc mở rộng tín dụng

• Khách hàng tốt có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối với khách hàng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất,

đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để động viên khuyến khích họ. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt.

• Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và khuyến khích họ để trở thành khách hàng tốt.

• Đối với khách hàng yếu: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế rủi ro.

Tăng khả năng cạnh tranh: Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Mặt khác, đối với khách hàng lãi suất chính là yếu tố quyết định đầu tiên để lựa chọn Ngân hàng nên chính sách lãi suất phù hợp cũng có tác dụng tích cực trong việc tăng doanh số cho vay c ủa Ngân hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dân, NHCT Cà Mau cần phải da dạng hóa sản phẩm làm tăng sự chọn lựa của khách hàng.

5.2.2. Tăng doanh số thu nợ

− Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng không được lãng quên các khoản vay sau khi được giải ngân mà phải tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường, đến khi khoản vay đó được hoàn trả hết. Đối với khoản vay lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần, đối với các khoản vay nhỏ thì có thể kiểm tra bất thường nơi khách hàng cư trú hoặc sản xuất. Mục đích của việc giám sát sau khi cho vay là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gồm:

+ Khách hàng sử dụng vốn có mục đích không?

+ Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay, nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục.

+ Theo dõi việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, từ đó kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp giải quyết kịp thời đảm bảo thu hồi được nợ

− Đối với những khách hàng kinh doanh các ngành nghề truyền thống có dư nợ lớn và nuôi trồng thủy sản không hiệu quả gây thất thu do chưa áp dụng kỹ thuật đúng thì Ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng dễ dàng trả nợ.

− Đa số những hộ nông dân đều ít học nên họ ít khi đọc những gì ghi trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng nói thời hạn trả nợ thì họ cứ

nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới trả được nợ. Vì lúc họ làm xong một mùa vụ thì chưa tới thời hạn trả nợ, họ sẽ sử dụng số tiền vào dịp khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho Ngân hàng. Việc hiểu sai quy định này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Do đó cán bộ tín dụng phải phổ biến họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn và giải thích sau khi khách hàng trả hết nợ hoàn toàn thì làm hồ sơ vay lại không phải mất uy tín với Ngân hàng.

− Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần có biện pháp cứng rắn hơn để thu nợ. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy công tác thu nợ của Ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn.

− Gởi giấy báo thu nợ kịp thời đến từng khách hàng, thường xuyên nhắc nhở khách hàng kỳ hạn trả nợ nhưng phải thật khéo léo.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w