NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.4.2. Xác định hàm lượng kháng thể trung hòa
Mục đích là đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin và hiệu quả của vắc-xin sau khi công cường độc qua sự hiện diện của kháng thể trung hòa và hàm lượng kháng thể trung hòa.
Dụng cụ gồm huyết thanh (phụ lục 2), vi-rút HP-PRRS MB6, vỉ 96 giếng đã nuôi cấy tế bào một lớp MARC-145, tủ cấy, tủ ấm CO2, kính hiển vi soi ngược, hóa chất như RPMI, DMEM, FBS, acetone, kháng thể đặc hiệu SR30, chất hiện màu FastRed + dung dịch B3 và các dụng cụ phịng thí nghiệm.
Ngun tắc của phản ứng trung hịa cũng dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể. Phương pháp này được thực hiện theo Yoon (Yoon và ctv, 1994), kiểm tra hàm lượng kháng thể trung hòa với vi-rút HP-PRRS MB6 có trong huyết thanh qua sự hiện diện của vi-rút trong tế bào. Lượng kháng thể trung hòa cao sẽ có khả năng bất hoạt hết vi-rút và khơng gây ra bệnh tích trên tế bào (CPE). CPE trên tế bào trong mỗi giếng được ghi nhận trong 7 ngày, trong trường hợp vi-rút có hiện diện trong giếng mà khơng gây CPE vẫn được tiếp tục xác định bằng cách nhuộm đặc hiệu với kháng thể đơn dịng (SR30). Quy trình thực hiện
được trình bày ở phụ lục 4, được thực hiện tại phòng xét nghiệm Bệnh viện Thú Y, Khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại học Nông Lâm tp. HCM.
Hiệu giá kháng thể trung hòa của từng mẫu huyết thanh được xác định là nghịch đảo của nồng độ pha loãng cao nhất của huyết thanh mà ở nồng độ đó khơng có sự hiện diện của vi-rút. Trong phản ứng trung hòa, các mẫu huyết thanh được xem là dương tính nếu hiệu giá kháng thể lớn hơn 2.0 (log2) (Zuckermann và ctv, 2007).