HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 28)

Mạng lưới viễn thông của tỉnh đã được đầu tư hiện đại hóa, đảm bảo thơng tin liên lạc trong nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí phù hợp và độ tin cậy cao như: mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN), dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng, dịch vụ MyTV...

Hạ tầng mạng viễn thơng có độ phủ tương đối tốt, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới.

Trong thời gian qua, mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tốc độ tăng trưởng của các dịch vụ viễn thông luôn đạt mức cao, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như sau: - Dịch vụ Internet, thuê kênh riêng, truyền số liệu hữu tuyến: 5 doanh nghiệp: Viễn thông Kiên Giang, Viettel Kiên Giang, Chi nhánh FPT Kiên Giang, Chi nhánh SCTV Kiên Giang, Chi nhánh VTVCab Kiên Giang.

- Dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến: 2 doanh nghiệp: Viễn thông Kiên Giang, Viettel Kiên Giang.

- Dịch vụ thơng tin di động (thoại, băng rộng…) có 5 nhà mạng: Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, Gmobile.

- Dịch vụ truyền hình trả tiền:

+ Truyền hình cáp: 2 doanh nghiệp: Chi nhánh SCTV Kiên Giang, Chi nhánh VTVCab Kiên Giang.

+ Dịch vụ truyền hình di động: Mobifonetv.

+ IPTV (Truyền hình giao thức Internet): 3 doanh nghiệp: Viễn thông Kiên Giang, Viettel Kiên Giang, Chi nhánh FPT Kiên Giang.

+ Truyền hình DTH, DTT có các thương hiệu: VTC, K+…

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông đã đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ truyền số liệu, Internet băng rộng, phát triển dịch vụ cố định vô tuyến, dịch vụ IPTV (Internet Protocol Television) và các dịch vụ giá trị gia tăng như nhắn tin trên điện thoại cố định… Để phát triển dịch vụ các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển mạng lưới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại (công nghệ NGN, mạng di động 3G/4G).

Hạ tầng mạng lưới viễn thông phát triển rộng trên địa bàn tỉnh:

- Truyền dẫn: Cáp quang, cáp đồng đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; hầu hết xã, phường, thị trấn có tuyến truyền dẫn cáp quang. Hiện nay đang sử dụng chủ yếu công nghệ ghép kênh SDH, chuẩn ghép kênh này hiện nay vẫn được sử dụng rất rộng rãi với chất lượng tốt. Công nghệ SDH cho phép ghép các luồng dung lượng thấp thành các luồng có dung lượng lên đến 2,5Gb/s,

10Gb/s... Ngồi SDH, hiện nay cơng nghệ WDM cũng đã được đưa vào sử dụng để cung cấp các luồng truyền dẫn 20Gb/s trên các tuyến cáp quang đường trục.

- Trạm thu phát sóng thơng tin di động: Trong 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 đã phát triển thêm khoảng 1.500 trạm thu phát sóng (tăng cả trạm 2G và 3G); Trong đó, trạm phát sóng xây dựng theo chuẩn cơng nghệ 2G vẫn chiếm đa số chiếm 58,4% (1.359 trạm 2G); trạm phát sóng xây dựng theo chuẩn công nghệ 3G chiếm 41,6% (969 trạm 3G), phần lớn là trạm SingleRAN (tích hợp 2G/3G – hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng lại hạ tầng trạm BTS 2G có sẵn để triển khai trạm gốc NodeB 3G). Công nghệ 3G sử dụng băng tần 1920 - 2200 MHz và băng tần 900 MHz. Công nghệ 4G đang trong quá trình xây dựng, triển khai và cung cấp dịch vụ. Công nghệ 4G được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép dịch vụ vào cuối năm 2016, hiện nay tất cả các nhà mạng triển khai 4G đều chọn băng tần 1800 MHz để cung cấp dịch vụ, trong giai đoạn sắp tới các nhà mạng có thể sẽ khai thác 4G trên cả 2 băng tần 700 MHz và 2600 MHz (tận dụng băng tần khi triển khai xong số hóa truyền hình).

-Mạng cố định (bao gồm điện thoại, truyền số liệu và truyền hình) được triển khai trên hệ thống cáp đồng, cáp đồng trục và chủ yếu là cáp quang. Trên cáp đồng sử dụng công nghệ xDSL; trên cáp quang sử dụng công nghệ FTTx. Xu thế các dịch vụ cố định trên cáp quang dần được triển khai rộng khắp, do tốc độ truy nhập dữ liệu trên cáp quang lên đến 10Gb/s, nhanh gấp 200 lần so với cáp đồng.

- Hệ thống mạng cáp viễn thông đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Tuy nhiên, hạ tầng mạng cáp viễn thông hiện nay chủ yếu sử dụng hệ thống cột treo cáp (cáp treo), gây ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị.

Hiện nay, mạng viễn thông đã cơ bản cung cấp dịch vụ tới 100% các xã, phường, thị trấn trên tồn tỉnh, đặc biệt mạng thơng tin di động. Hiện trạng thuê bao Viễn thông và Internet:

Thuê bao điện thoại cố định: Đã được phổ cập trên địa bàn tồn tỉnh, 100% số xã, phường, thị trấn có máy điện thoại. Dịch vụ điện thoại cố định hầu hết do Viễn thông Kiên Giang, Viettel Kiên Giang cung cấp.

Hiện nay, tổng số thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn toàn tỉnh đạt 60.268 thuê bao, đạt mật độ 3,7 thuê bao/100 dân, bao gồm cố định có dây và cố định khơng dây.

Th bao điện thoại di động: Đã phủ sóng tới cấp xã; Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh vẫn cịn một số khu vực sóng yếu. Hiện nay, tổng số thuê bao điện thoại di động trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.751.388 thuê bao, mật độ 97,7 thuê bao/100 dân.

Dịch vụ điện thoại di động hiện nay đã cung cấp các mạng sau: 2G, 3G và 4G. Hiện sóng 3G và 4G của các doanh nghiệp đã đảm bảo cung cấp đến trung tâm các huyện, cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích: dịch vụ mobile TV, Internet Mobile, Mobile Broadband, và các dịch vụ ứng dụng trên nền 3G và 4G khác.

Thuê bao Internet: Do Viễn thông Kiên Giang, Viettel Kiên Giang, Chi nhánh FPT Kiên Giang và Chi nhánh SCTV Kiên Giang cung cấp. Hiện nay, tổng số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh ước đạt 171.072 thuê bao, đạt mật độ 9,5 thuê bao/100 dân.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 28)