Phương án phát triển

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 54 - 56)

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

2. Phương án phát triển

2.1. Phương án 1: Phương án phát triển nhanh

Theo phương án này, phát triển viễn thông trên địa bàn tỉnh với công nghệ tiên tiến, hiện đại và triển khai trong thời gian ngắn.

- Công nghệ: Mạng chuyển mạch chuyển đổi sang công nghệ mạng hội tụ (NGN); điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phát triển rộng khắp tới 100% cấp xã; mạng thông tin di động phát triển rộng khắp mạng 4G, phát triển ứng dụng công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng.

- Hạ tầng mạng cáp viễn thông ngầm hóa trên diện rộng trong thời gian ngắn. Cải tạo cột ăng ten loại A2 sang cột ăng ten loại A1 tại hầu hết các tuyến đường thuộc thành phố và trung tâm các huyện.

- Chỉ tiêu:

+ Giai đoạn 2017 - 2018: Triển khai rộng khắp mạng 4G; ngầm hóa đồng bộ hạ tầng mạng cáp đạt 30 - 40% theo tuyến đường, phố, trong đó khu vực đơ thị đạt 45 – 50%; tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thơng tin di động đạt khoảng 40 – 50%. Phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (Đ1, Đ2) rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

+ Giai đoạn 2019 - 2020: Cải tạo, di dời 100% hạ tầng các trạm thu phát sóng loại A2 trên địa bàn tỉnh; cáp quang hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi; ngầm hóa đồng bộ hạ tầng mạng cáp đạt 50 - 60% theo tuyến đường, phố, trong đó khu vực đô thị đạt 75 – 80%; tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thơng tin di động đạt khoảng 70 – 80%.

2.2. Phương án 2: Duy trì tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững hạ tầng viễn thông thụ động

Duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, từng bước phát triển hạ tầng mạng lưới ứng dụng các công nghệ mới, chú trọng tới phát triển bền vững hạ tầng viễn thông.

- Công nghệ: Từng bước chuyển đổi mạng chuyển mạch sang công nghệ mạng hội tụ (NGN); từng bước phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đến các khu vực có kinh tế - xã hội phát triển, khu vực đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp...; mạng thông tin di động phát triển rộng khắp mạng 3G và từng bước triển khai mạng 4G.

- Hạ tầng mạng cáp: Từng bước triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng cáp viễn thông theo hướng sử dụng chung với các doanh nghiệp trong ngành và các ngành khác, đồng thời thực hiện cải tạo mạng cáp treo khu vực đô thị nhằm đảm bảo mỹ quan trên địa bàn tỉnh.

- Hạ tầng cột ăng ten: Sắp xếp hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thơng tin di động và cải tạo hạ tầng mạng cáp viễn thông, truyền hình cáp. Phát triển hạ tầng viễn thông theo hướng dùng chung giữa các doanh nghiệp, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư.

- Chỉ tiêu:

+ Giai đoạn 2017 - 2018: Từng bước triển khai mạng 4G; ngầm hóa đồng bộ hạ tầng mạng cáp đạt 5 - 10% theo tuyến đường, phố, trong đó khu vực đơ thị đạt 15 – 20%; tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thơng tin di động đạt khoảng 20 – 25%. Từng bước phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (Đ1, Đ2) tại các khu vực đô thị, dân cư mới, khu công nghiệp…

+ Giai đoạn 2019 - 2020: Triển khai rộng khắp mạng 4G trên phạm vi tồn tỉnh; ngầm hóa đồng bộ hạ tầng mạng cáp đạt 15 - 20% theo tuyến đường, phố, trong đó khu vực đơ thị đạt 25 – 30%; tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thơng tin di động đạt khoảng 30 – 35%, di dời 10 - 20% hạ tầng các trạm thu phát sóng loại A2 trên địa bàn thành phố và trung tâm các huyện. Từng bước phát triển rộng khắp điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (Đ1, Đ2) tại các khu vực đô thị, dân cư mới, khu công nghiệp…

2.3. Đánh giá và lựa chọn phương án Phương án 1:

- Ưu điểm: Hạ tầng viễn thơng phát triển nhanh có cơng nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng. Các dự án ngầm hóa, mạng cáp viễn thơng, chuyển đổi cột ăng ten thu phát sóng mạng thơng tin di động lớn trong thời gian ngắn. Đảm bảo cảnh quan khu vực đô thị.

- Nhược điểm: Nhiều tuyến đường cần thực hiện ngầm hóa trong cùng thời điểm sẽ ảnh hướng nhiều đến giao thông và môi trường của người dân khu vực thực hiện thi cơng. Khó thực hiện đồng bộ với các ngành khác vì tiến độ thực hiện nhanh và các đơn vị quản lý đường bộ ở mỗi khu vực cần cấp phép nhanh cho các dự án ngầm hóa. Nguồn chi phí đầu tư cho phát triển hạ tầng lớn, phù hợp đối với các thành phố (TP.Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…) có điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhanh, có nhu cầu cao sử dụng dịch vụ về viễn thông.

Phương án 2:

- Ưu điểm: Các tuyến đường được ngầm hóa chậm nhưng có thể kết hợp với các ngành khác cùng thực hiện để giảm chi phí đầu tư không ảnh hưởng nhiều đến hạ tầng giao thông do cùng thực hiện trong một thời gian. Các cột ăng ten loại A2 chuyển đổi sang cột loại A1 dần dần khơng ảnh hưởng nhiều đến vùng phủ sóng

và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư hợp lý, sử dụng hiệu quả hạ tầng viễn thơng.

- Nhược điểm: Cần có chính sách cho việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông và các ngành khác trên địa bàn tỉnh để việc đầu tư có hiệu quả, đồng bộ hạ tầng.

Lựa chọn phương án:

Phương án 2 với mức chỉ tiêu phát triển ở mức vừa phải; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng hạ tầng mạng lưới viễn thông tỉnh Kiên Giang; quy hoạch đề xuất lựa chọn phát triển hạ tầng viễn thông theo phương án 2.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 54 - 56)