CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39 - 41)

THÔNG THỤ ĐỘNG

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Trước năm 2005, Bưu điện tỉnh Kiên Giang – vừa tự quản lý hoạt động của mình và báo cáo UBND tỉnh số liệu phát triển hàng năm.

Sau khi thành lập, Sở Bưu chính - Viễn thông (nay là Sở TT&TT) đã sớm ổn định tổ chức và củng cố bộ máy, hình thành phòng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông... Bước đầu đã duy trì trật tự kỷ cương: quản lý việc phát triển hạ tầng của các doanh nghiệp trên địa bàn, quản lý kinh doanh dịch vụ Internet…

Trong giai đoạn này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên phạm vi cả nước về hạ tầng viễn thơng nói chung và hạ tầng kỹ thuật viễn thơng thụ động nói riêng ngày càng bổ sung đầy đủ và hồn thiện; trong đó việc ban hành Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn kèm theo. Trên cơ sở này, Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh việc phê duyệt Quyết định số 1933/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020; Các quy định của UBND tỉnh về xây dựng các trạm thu phát sóng thơng tin di động trên địa bàn. Từ đó việc phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thơng nói riêng và phát triển hạ tầng Bưu chính Viễn thơng, Cơng nghệ thơng tin nói chung ngày càng đi vào nền nếp.

2. Tình hình triển khai thực hiện

- Tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc tổ chức công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ an ninh quốc phịng, đối ngoại… và các thơng tin khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet triển khai công tác bảo đảm an tồn và an ninh thơng tin (thơng suốt trong mọi tình huống, đặc biệt các ngày Lễ, Tết, các kỳ thi tuyển sinh đại học…).

- Tham mưu, trình phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch ngành và các quyết định, quy định của UBND tỉnh trong công tác quản lý viễn thông, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thơng trên địa bàn hồn thiện các thủ tục xây dựng cơ bản để xây dựng các công trình viễn thông theo giấy phép đã được Bộ TT&TT cấp cho doanh nghiệp, phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh và theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, về công bố chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá

cước, tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực viễn thông và Internet, tần số Vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về viễn thông đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Bưu chính, Viễn thông…

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực về viễn thơng đối với Phịng Văn hóa và Thơng tin. Chỉ đạo các Phịng Văn hóa và Thơng tin việc kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, đại lý và người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm của doanh nghiệp, đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và người sử dụng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và của Bộ TT&TT; tham gia thực hiện điều tra, thống kê, cung cấp thông tin về các sự kiện, các hoạt động về TT&TT theo chỉ đạo của Bộ TT&TT.

3. Đánh giá

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về quản lý, phát triển hạ tầng mạng viễn thơng chưa đầy đủ, cịn chồng chéo quản lý giữa ngành xây dựng và ngành TT&TT, việc ban hành văn bản còn chậm và chưa phân cấp đủ mạnh cho địa phương. (Nguyên nhân: do hạ tầng viễn thông liên quan đến nhiều đơn vị cùng cấp phép xây dựng cột ăng ten, ngầm hóa mạng cáp viễn thơng).

Hệ thống văn bản chỉ đạo chưa xác định rõ phân cấp quản lý, nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ gặp một số khó khăn, trở ngại.

Chính phủ, Bộ TT&TT đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Viễn thông và một số các Quyết định, Thông tư phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về viễn thông nhưng vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể về hạ tầng viễn thông cho địa phương (thiếu các văn bản hướng dẫn đánh giá, cho thuê hạ tầng…).

Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các Sở, ban, ngành, huyện/thị/thành, với Sở TT&TT chưa được đồng bộ; hệ thống văn bản chỉ đạo chưa xác định rõ phân cấp quản lý, nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ gặp một số khó khăn, trở ngại.

Việc tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng và phát triển viễn thơng cịn lúng túng, chưa có sự hướng dẫn thống nhất từ Trung ương đến địa phương như: lập và phê duyệt kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm; quản lý, thẩm định các dự án Viễn thông trên địa bàn tỉnh...

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39 - 41)