1. Định nghĩa:
Trong các sách khác nhau giai đoạn sinh trưởng có nhiều tên gọi khác nhau – ví dụ giai đoạn kế phôi thai, giai đoạn sau phôi, giai đoạn hậu phôi.
2 phôi bàoHợp tử Hợp tử
Hợp tử 2 phôi bào
4 phơi bào4 phơi bào 4 phơi bào
Phân cắt hồn tồn - đều
Phân cắt hồn tồn - xoắn
8 phơi bào 16 phơi bào 32 phơi bào
Phân cắt hồn tồn - đều
8 phôi bào 16 phôi bào 32 phơi bào
Tiếp sau giai đoạn sau phôi là giai đoạn sinh trưởng, là giai đoạn màng ấu trùng hoặc con non đã tách khỏi nỗn hồng, vỏ trứng hoặc cơ thể mẹ, dựa vào “sự tự hoạt động” của bản thân để liên tục sinh trưởng, phát triển, để tăng tiến về khối lượng, kích thước và chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự chuyển biến về chất sang giai đoạn thành niên tiếp đó.
2. Đặc điểm:
Trong giai đoạn này ấu trùng hoặc con non tự hoạt động hoặc để tăng tiến về khối lượng và kích thước với tốc độ rất mạnh mẽ. Tốc độ tăng đồng hóa rất lớn, cao hơn tốc độ dị hóa rất nhiều. Sự phát triển có thể chưa cân đối, chưa hài hòa giữa các cơ quan; một số cơ quan chưa hoàn chỉnh; một số cơ quan có thể bị mất đi hay được thay thế bằng các cơ quan mới trong giai đoạn trưởng thành. Cơ quan sinh dục chưa phát triển hoặc chưa hoạt động được một cách có hiệu quả. Khả năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh cịn yếu.
3. Phân loại:
Tùy theo đặc điểm sinh trưởng trong giai đoạn này mà các sinh vật được xếp vào hai nhóm:
- Nhóm sinh trưởng có giới hạn: Các sinh vật này có cơ thể chỉ lớn lên trong một số giai đoạn xác định của vòng đời. Gia tăng về khối lượng và kích thước cơ thể chủ yếu chỉ diễn ra cho tới hết thời kỳ sinh trưởng, đạt tới một giới hạn nhất định đặc trưng cho loài rồi dừng lại. Thuộc nhóm này có nhiều lồi chim, động vật có vú và người.
- Nhóm sinh trưởng khơng có giới hạn: Sự lớn lên của cơ thể ở các sinh vật thuộc nhóm này diễn ra suốt đời sống của cá thể một cách liên tục (một số lồi bị sát).
Tùy theo đặc điểm của kiểu phát triển hậu phơi, động vật được chia làm hai nhóm:
- Nhóm phát triển trực tiếp (khơng biến thái): là nhóm động vật mà trong giai đoạn sinh trưởng các cơ quan có sẵn từ trong giai đoạn phơi được hồn chỉnh thêm và thực hiện các chức năng ở sinh vật trưởng thành, khơng có sự biến đổi hình thành dạng đại cương của cơ thể, khơng có sự mất cơ quan cũ và xuất hiện cơ quan mới, thay thế cơ quan cũ (đa số các lồi chim, động vật có vú, người)
- Nhóm phát triển gián tiếp (có biến thái): trong giai đoạn phát triển, ấu trùng hoặc con non phải trải qua một hoặc hai hoặc nhiều lần biến đổi sâu sắc hình thái bên ngồi và cấu trúc bên trong rồi mới phát triển thành sinh vật trưởng thành. Một số cơ quan được tạo thành ở giai đoạn phơi chỉ được duy trì ở giai đoạn đầu của cuộc sống hậu phơi, sau đó được thay thế bằng những cơ quan mới – gọi là sự phát triển hậu phơi có biến đổi (như ở lưỡng thê, muỗi)
Trong giai đoạn sinh trưởng dựa trên khả năng hoạt động của ấu trùng người ta phân biệt ra hai dạng:
- Dạng con non khỏe, có khả năng hoạt động ngay lập tức sau khi tách ra khỏi nỗn hồng; vỏ trứng hoặc cơ thể mẹ (gà con, bê, nghé, hươu nai con…v.v)
- Dạng con non còn yếu: là dạng con non sau khi tách khỏi nỗn hồng, vỏ hoặc cơ thể mẹ còn chưa phát triển đầy đủ và cần bố mẹ chăm sóc một thời gian (chim non, hổ non, trẻ sơ sinh).