Giai đoạn trưởng thành

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 97 - 98)

1. Định nghĩa:

Là giai đoạn kế sau giai đoạn sinh trưởng – là giai đoạn mà sinh vật bắt đầu có khả năng hoạt động sinh dục có nhiều hiệu quả và tiến hành các hoạt động sinh dục tích cực để tạo ra các thế hệ mới, duy trì sự tồn tại của loài.

2. Đặc điểm:

Sự phát triển cơ thể nhảy vọt về vật chất. Cấu trúc mọi cơ quan trong cơ thể đều hoàn chỉnh và thực hiện các chức năng sinh lý, sinh hóa một cách thuần thục và phối hợp hoạt động

một cách hài hòa, cân xứng trong cơ thể. Q trình đồng hóa, dị hóa mạnh mẽ và cân bằng nhau tương đối; mọi hoạt động tích cực và mạnh mẽ; khả năng thích nghi và chống chịu với ngoại cảnh cao; hoạt động sinh dục tích cực và có hiệu quả; thời gian hoạt động sinh dục dài hay ngắn tùy thuộc vào từng lồi, sau đó khả năng hoạt động sinh dục giảm dần hoặc ngừng hẳn và cuộc sống cá thể chuyển sang giai đoạn khác. Có sinh vật thời kỳ trưởng thành khéo dài hàng chục năm, vài trăm năm; có lồi chỉ hoạt động sinh dục một lần rồi chết; có lồi chỉ vài giờ.

3. Phân loại:

 Dựa vào cách thụ tinh trong giai đoạn trưởng thành người ta chia ra các nhóm động vật khác nhau:

+Nhóm động vật tự thụ tinh: là động vật lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái cùng ở trên một cơ thể và tự thụ tinh được. Thuộc nhóm này có một số động vật bậc thấp (giun dẹp, giun đốt…)

+Nhóm động vật thụ tinh chéo: Gồm một số động vật lưỡng tính bậc thấp như sán lá và tồn bộ các động vật bậc cao đơn tính có cơ quan sinh dục đực và cái trên các cơ thể riêng biệt giữa hai các thể đực và cái. Đây là hình thức tiến hóa cao của sinh vật.

+ Nhóm động vật thụ tinh ngồi: Sự thụ tinh của trứng và tinh trùng tiến hành ngồi cơ thể mẹ - bố, trong mơi trường nước (cá, lưỡng thê).

+ Nhóm động vật thụ tinh trong: sự thụ tinh xảy ra trong cơ thể cái. Đây là hình thức tiến hóa cao, đảm bảo hiệu suất thụ tinh cao (động vật không xương sống bậc cao, động vật có xương bậc cao, cơn trùng, chim, động vật có vú).

 Dựa vào phương thức bảo vệ con non mà người ta xếp động vật làm hai loại: + Nhóm động vật đẻ trứng (cá, lưỡng thê, bị sát, chim)

+Nhóm động vật đẻ con (động vật có vú, người)

Ngồi ra một số lồi vừa đẻ trứng vừa đẻ con như cá mập, một số thằn lằn, một số côn trùng và rắn. Trứng chúng chứa đầy nỗn hồng. Sau khi được thụ tinh trứng lưu lại khá lâu trong ống sinh dục con cái cho tới khi nở con. Tuy vậy sự phát triển phơi khơng có liên quan chặt chẽ tới thành ống dẫn trứng cũng nhưng không phụ thuộc dinh dưỡng vào cơ thể mẹ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)