D. Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi
2. Khả năng tư duy mang tính sáng tạo độc đáo là khả năng thế nào?
Trẻ em thế kỉ 21 hơn ai hết phải là những con người có đầu óc sáng tạo. Chúng ta muốn dạy trẻ thành những con người có đầu óc sáng tạo, có khả năng sáng tạo, thì chính chúng ta phải hiểu rõ óc sáng tạo, khả năng sáng tạo thực chất là cái gì và như thế nào.
Năng lực sáng tạo, đó là khả năng tri thức làm tăng thêm đồ vật mới, cách suy nghĩ mới ưu việt hơn vào thế giới chúng ta hiện đang sống.
Tính sáng tạo, đó là khả năng cơ bản quyết định các việc ưu việt trên có thế thực hiện được hay khơng, đó là một tố chất tốt.
Tuy vậy, năng lực sáng tạo khơng nhất thiết phải có liên quan tới chỉ số thơng minh cao mới được. Bởi vì, để sáng tạo, khơng thể khơng đưa ra những suy nghĩ mới, những câu trả lời mà trước nay không được chấp nhận.
Vậy dạy trẻ thành người có óc sáng tạo như vậy có phải là việc khó khơng? Khơng, hồn tồn khơng khó chút nào cả.
Mọi trẻ em sinh ra đều có sẵn tính sáng tạo ưu việt đó. Khả năng sáng tạo của trẻ sơ sinh thực ra bắt đầu hoạt động từ khi mới lọt lòng. Những bước sáng tạo đầu tiên của trẻ đồng thời với việc bắt đầu hoạt động của các giác quan. Nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, phát âm bằng miệng, nếm bằng lưỡi, sờ bằng tay, đó đều là những hoạt động sáng tạo của trẻ.
Trẻ 3,4 tháng tuổi thử tóm nắm đồ vật, rồi rung lắc, bóp, vặn, thả rơi đồ vật. Hay là tóm được món đồ gì cũng cho vào miệng liếm gặm để khám phá. Đầu óc sáng tạo của trẻ bắt đầu hoạt động rất tích cực từ thời kì này. Trẻ cũng vì thế học được nhiều điều về đồ vật, thế giới bên ngồi và suy nghĩ.
Tính tư duy sáng tạo đó của trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nếu chúng ta biết khích lệ và rèn luyện cho chúng như tơi đã từng trình bày ở phần trên.
Có thể nói rằng việc tác động lên các giác quan của trẻ từ lúc mới sinh tới khi được 6 tháng tuổi sẽ quyết định thái độ học tập của đứa trẻ đó sau này. Nó trở thành người có ý thức học tập, có sức sáng tạo tốt hay ngược lại là những đứa trẻ khơng có ý thức học tập và đầu óc khơng sáng tạo, đã được quyết định từ khi nó cịn là đứa trẻ 6 tháng là vì thế. Cha mẹ làm ngơ với những ý muốn học hỏi, với những mầm chồi sáng tạo của trẻ, và sai lầm khi dạy trẻ (làm gì cũng thúc giục nhắc nhở, khơng cho trẻ tự chịu trách nhiệm một việc gì, bó buộc trẻ với những lớp ngoại khóa, câu lạc bộ, khơng cho trẻ vận động hết mình, bỏ cho trẻ chơi một mình…) khơng phát triển hết những khả năng sẵn có của trẻ, thì tự lúc nào những ý muốn tích cực, ý muốn sáng tạo nơi trẻ cũng biến mất cùng thời gian và trẻ trở thành những con người nhàm chán.
Ở giai đoạn 9-18 tháng tuổi, trẻ hết sức hiếu động, bị đè nén trí năng khơng được kích hoạt phát triển thì sau đó khơng thể khơi phục lại được. Ở thời kì này hãy cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều tác động từ bên ngồi, cho trẻ vận động nhiều, nói chuyện nhiều với trẻ. ở trẻ sẽ khơng mất đi tính sáng tạo ưu việt sẵn có, bằng khơng thì trẻ chỉ lớn lên với đầu óc khơng cịn chút sáng tạo nào nữa.
Để dạy trẻ thành người có tính sáng tạo, nên biết trước đặc điểm của những trẻ đó xung quanh chúng ta. Biết được, hiểu được điều đó tức là hiểu được mục tiêu giáo dục và sẽ có nỗ lực dạy trẻ thành những người như vậy.
Đặc điểm của trẻ có tính sáng tạo là
1- Ham hiểu biết 2- Thích thử nghiệm
3- Hay hỏi. Hỏi những câu mà nhiều trẻ thường không hỏi
4- Không thỏa mãn với những câu trả lời qua quít. Hỏi cho đến khi hiểu rõ mới thôi.
5- Đưa ra nhiều cách nghĩ mới mẻ
6- Thử nghiệm cái gì lần đầu cũng khơng sợ sệt
7- Hay có suy nghĩ xung đột với bố mẹ, thầy cơ, bạn bè 8- Thích độc lập, hay phản đối.
Trẻ có tính sáng tạo thường có đặc điểm như vậy. Thơng thường thì nhiều ơng bố bà mẹ đặt tiêu chuẩn lí tưởng cho đứa con của mình là biết nghe lời bố mẹ, bề trên, không gây gổ với bạn bè, khơng vượt qua cái ngưỡng có sẵn… Song theo thuyết E.P.Trans thì “Có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm thế nào là đứa trẻ lí tưởng với đứa trẻ có tính sáng tạo. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này để tránh đồng hóa 2 khái niệm đó với nhau”.