Những lễ nghĩa cơ bản trong 0-3 tuổi đầu

Một phần của tài liệu Phát triển trí lực và tài năng của trẻ, nuôi dạy con kiểu nhật (Trang 61)

D. Phương pháp giáo dục trẻ từ 3-4 tuổi

B. Những lễ nghĩa cơ bản trong 0-3 tuổi đầu

1. Gốc rễ của lễ nghĩa là giáo dục ý chí

“Tơi đã trình bày ở trên, vào năm đầu tiên của cuộc đời, được người sinh dưỡng đáp ứng đầy đủ nhu cầu xuất phát từ cơ thể, trong trẻ hình thành lịng tin cơ bản nhất về mình, về người. “Những lễ nghĩa cơ bản” cái vận hành trên cơ sở lòng tin này sẽ quyết định sự trưởng thành của trẻ, có trở thành con người khỏe mạnh hay khơng.”

Trên đây là câu nói của giáo sư Sugita trong cuốn sách đã nêu “Ai làm nên đứa trẻ như thế này?”.

Về lĩnh vực dạy trẻ, điều đầu tiên cần phải nghĩ tới, đó là giáo dục ý chí. Tức là giáo dục trẻ thành con người có ý chí mạnh mẽ.

Ý chí mạnh mẽ, không phải là việc chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, ích kỉ. Ngược lại, đó là ý chí mạnh mẽ để có thể thắng được nhu cầu, tình cảm của bản thân mình.

Để con trẻ được phát huy cá tính, trở thành người có óc sáng tạo phong phú, thì việc làm đầu tiên trước mắt phải là giáo dục con chiến thắng được sự đau khổ, bất mãn. Khơng thể phát huy cá tính của những trẻ nghèo ý chí.

Sự mạnh mẽ của ý chí đó, cái thói quen biết nhẫn nhịn đó của trẻ lại cơ bản được hình thành trong 3 năm đầu tiên. Sau 3 tuổi mới bắt đầu dạy cho con cách nghe lời cũng đã là q muộn rồi. Tính cách hình thành trong trẻ cho đến lúc này thực sự là khó thay đổi được nữa.

Trong 3 năm đầu đời, khi trẻ cịn chưa biết gì, chưa có ý chí mạnh mẽ, phải dạy cho trẻ biết cái được, cái không được, đây là việc phải làm trước nhất.

Khi lớn lên, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trẻ phạm pháp là do tính nhẫn nại của chúng quá yếu ớt. Tức là do khả năng kìm nén cảm xúc bản thân kém, khơng có ý chí, khả năng chịu đựng kém mà ra.

Trẻ phạm pháp, khởi nguồn là việc chúng được nuông chiều trong quãng đời thơ ấu.

Tôi thường nghe thấy người nước ngồi tới Nhật nói khi nhìn thấy những em bé Nhật bản là “Em bé Nhật và người già Nhật được phép ích kỉ hết mức có thể. Nhật bản thật là thiên đường của em bé”. Nhất là người Mỹ, họ đang ở cái nơi mà trẻ em sinh ra đã bị dạy bảo rất khắt khe, khi chứng kiển cảnh người mẹ Nhật nuông chiều con, dạy con khơng nghiêm khắc thì lấy làm hết sức kì dị.

2. Đường cong nghiêm khắc * khắt khe nhất khi 0 tuổi và nới lỏng dần khi 3 tuổi

Trong cuốn sách có tên “Hoa cúc và lưỡi dao” (nhà xuất bản Tư tưởng xã hội) tác giả Lus Benetick có nói rằng, đường cong sinh hoạt (đường cong nghiêm khắc) ở Nhật và Mỹ là trái ngược nhau.

Ở Nhật, khi trẻ cịn nhỏ được nng chiều, cho trẻ ích kỉ, đến khi lớn lên mới bị chỉ bảo nghiêm khắc. Còn ở Mỹ thì ngược lại, lúc cịn nhỏ trẻ bị chỉ bảo nghiêm khắc, đến khi lớn lên thì sự nghiêm khắc đó nới lỏng.

Đường cong nghiêm khắc thế này thì tốt. Từ khi sơ sinh tới khi 3 tuổi, phải hết sức thắt chặt, nghiêm khắc. Từ 3 tới 6 tuổi thì nới lỏng hơn 1 chút. Từ 6 đến 9 tuổi nới lỏng hơn chút nữa, để sau đó trở đi, cha mẹ có thể dạy dỗ con bằng cách nói chuyện thẳng thắn.

Người ta nói, những đứa trẻ khơng được dạy bảo nghiêm khắc 6 năm đầu đời, sau này dễ phạm pháp, tự tử, làm những việc phản xã hội.

Là bởi vì chúng khơng có khả năng tự khích lệ bản thân, dễ dàng lao vào con đường tối tăm đó. Cha mẹ khơng có phương châm giáo dục con, khơng có kế hoạch, khơng có mục đích, chỉ tùy hứng theo thời thì con cái khơng thể nào trưởng thành thành con người tốt được. Trẻ sẽ là những đứa bé không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Những tài năng thiên bẩm của trẻ cũng theo đó mà tiêu tan. Vì vậy, để trẻ trưởng thành khỏe mạnh, thông minh, nhất thiết bố mẹ phải dạy con từ khi chúng còn là những em bé sơ sinh. Suy nghĩ làm thế nào là tốt cho bé nhất, để tìm ra phương châm giáo dục hồn hảo nhất, đó là điều kiện hàng đầu để dạy con nên người.

3. 4 nguyên nhân gây ra sự bất tuân thủ của trẻ

Kết quả điều tra thiếu niên phạm tội cho thấy, mầm mống trong trẻ để khi lớn lên có phạm tội hay khơng chính là là sự giáo dục trẻ khi chúng là những đứa trẻ nhũ nhi. Điều tuyệt đối phải tránh, đó là nng chiều con, con lớn lên trong sự vô trách nhiệm. Nghiên cứu trẻ phạm tội đã thấy nguyên nhân phạm tội chính là 4 nguyên nhân sau đây.

1- Thiếu tính nhẫn nại 2- Bố mẹ quá khắt khe 3- Kì vọng quá lớn 4- Quá chăm sóc

Mọi người hiểu ra rằng, nguyên nhân đầu tiên để trẻ phạm pháp, là do trẻ thiếu tính nhẫn nại, khơng có khả năng chịu đựng. Chúng ta không được giáo dục trẻ bằng cách nuông chiều. Việc trẻ được nuôi dạy y nguyên như ý chúng muốn, chắc chắn không đem lại kết quả là ý nghĩ của trẻ được tự do phát triển. Đó chỉ là cách nng chiều trẻ, dạy trẻ thành kẻ ích kỉ mà thôi. Nếu chỉ nuông chiều trẻ, không dạy chúng về sự chịu đựng, thì ý muốn của chúng ngùn ngụt tăng nhanh. Một yêu sách đã được đáp ứng, tức thì nhiều yêu sách kế tiếp cứ vậy mà phát sinh. Cha mẹ không dạy con chịu đựng, yêu sách nào của con cũng đáp ứng, thói quen đó sẽ là cái đà để con ngày càng có nhiều yêu sách hơn. Sự bất mãn yêu cầu ở trẻ không bắt đầu từ sự buộc phải chịu đựng, mà bắt đầu từ điểm không được dạy về chịu đựng. Các bậc cha mẹ nên biết

rằng, không phải không đáp ứng khiến trẻ bất mãn yêu cầu, mà ngược lại, đáp ứng quá nhiều sẽ làm trẻ bất mãn u cầu. Trẻ biết chịu đựng khơng có sự bất mãn này. Ở Pháp, trẻ em trong các gia đình trung lưu ít phạm pháp. Là bởi vì, từ khi cịn nhỏ, chúng được răn dạy, nên chúng biết điều chúng mong muốn là gì và sự bất mãn yêu cầu khơng có nơi chúng.

Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ dễ phạm pháp, là trẻ lớn lên trong sự dạy dỗ quá khắt khe của bố mẹ. Trường hợp này ngược lại với nguyên nhân trên. Đây là kiểu dạy trẻ quá khe khắt, khơng nhìn nhận trẻ, ln ln cằn nhằn, mắng mỏ chúng. Kiểu cha mẹ loại này lại nhiều hơn tưởng tượng. Có rất nhiều bà mẹ một ngày đến 8-90% số lời nói với con là những câu cằn nhằn. Họ không hiểu rằng làm như vậy là đánh mất tài năng và tố chất của con cái họ đến thế nào. Hàng ngày bị bố mẹ cằn nhằn mắng mỏ, con cái đương nhiên sẽ có tình cảm lệch lạc. Chúng tôi muốn cảnh báo rằng, mắng nhiều con sẽ thành trẻ phạm tội.

Nguyên nhân thứ 3 khiến trẻ dễ phạm pháp, đó là sự q kì vọng của bố mẹ chúng. Phải dạy con đúng năng lực của nó, nhìn nhận thấu đáo khẳ năng đó. Với trẻ dưới 1 tuổi, điều này cực kì quan trọng. Mọi trẻ em 0 tuổi đều là thiên tài, tôi đã từng viết thế, cho nên, nghĩ rằng “có thế này ai mà chẳng biết” thực sự là sai lầm.

Dạy trẻ bằng cách phát huy những tố chất ưu việt sẵn có trong trẻ. Để đến lúc bé biểu hiện ra ngồi được, thì địi hỏi bố mẹ phải hết sức nhẫn nại, có kĩ năng dạy trẻ mới được. Khơng biết bí quyết dạy, chỉ đơn thuần nghĩ “có thế này ai mà chẳng biết, thế nào con chẳng làm được” đó là cách nghĩ kì vịng q đáng vào con. Trẻ em, khi bị đặt cho một kì vọng quá lớn, mà trẻ chưa đủ lực để gánh vác kì vọng đó, sẽ bị bao bọc bởi cảm giác mình kém cỏi. Hoặc là biểu lộ thái độ phản ứng cực kì mãnh liệt lại bố mẹ. Bố mẹ không khéo léo uốn nắn dạy dỗ tố chất của con, chỉ đặt kì vọng quá lớn vào chúng, trẻ sẽ có cảm giác bị trê chách như dưới địa ngục mà thơi. Từ những .... đó, trẻ có thể phát ốm, ghét học hành, khơng chịu đi học, tự sát...

Bố mẹ phải ln hiểu biết bí quyết ni dưỡng năng lực của con, để con lớn thành người con lành mạnh.

Tất cả trẻ em đều là thiên tài. Trẻ khơng trở thành người tài, chỉ vì cha mẹ không biết cách hướng dẫn. Hãy tin rằng trẻ em là thiên tài, từ tốn, nhẫn nại, lồng vào các trò chơi là những bài học bổ ích, cho trẻ làm những việc vừa sức, củng cố lòng tự tin của trẻ... làm được như vậy, các em bé đều sẽ là những người con tốt.

Nguyên nhân thứ tư khiến trẻ dễ phạm pháp, đó là do được quá chăm sóc. Bố mẹ làm hết những việc mà trẻ định làm lấy. Những trẻ em này, chậm cai sữa, về tinh thần lúc nào cũng như em bé, khôn nhà dại chợ, tự kỉ, ích kỉ, nói chung là những trẻ em khơng có tính giao tiếp xã hội. Có những bà mẹ lạ đời, là biết rằng giáo dục trẻ từ 0 tuổi là rất quan trọng, chỉ lao vào dạy con kiểu giáo dục trí lực, mà hồn tồn khơng đả động tới

biết cách cởi, mặc quần áo. Những lúc vậy, bé chỉ biết khóc một mình. Chúng ta hiểu rằng, có những bé như vậy là bởi vì mẹ chúng đã làm hộ hết các việc của bé, một cách quá đáng. Cách giáo dục kiểu này chỉ đánh mất đi năng lực tự giác của trẻ mà thôi. Định làm mà lại không làm được, kết cục là một cách vô thức, trong chúng đã nảy sinh sự bất mãn yêu cầu. Đó là nguyên nhân dẫn đến hành động phạm pháp của trẻ.

C. 3 trụ cột để dạy lễ nghĩa đúng

Vậy thì lễ nghĩa đúng là những lễ nghĩa như thế nào? Có 3 cái trụ chính để suy nghĩ về lễ nghĩa như sau

● Lễ nghĩa cơ bản ● Lễ nghĩa tinh thần

● Lễ nghĩa có tính xã hội và đạo đức

Sau đây tơi xin trình bày một cách dễ hiểu về các loại lễ nghĩa này.

1. “Lễ nghĩa cơ bản” thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày

1- Việc ăn uống. 2- Việc đi vệ sinh 3- Việc mặc quần áo 4- Việc giữ vệ sinh 5- Việc giữ an toàn

1.1 Về việc ăn uống.

Trẻ đầy năm đã biết cầm thìa ngồi ăn cùng mọi người trong nhà. Thời kì này, trẻ có làm cơm vung vãi cũng khơng sao, cứ cho trẻ thìa của mình, ngồi cùng bàn ăn với mọi người mỗi khi đến bữa. Làm vung vãi cơm nhiều lần, sẽ đến lúc trẻ tự nhớ được cái cách điều chỉnh để đưa được cơm vào miệng mà không bị vương vãi. Đây là điểm khởi đầu của tính tự giác. Ấy vậy mà vì trẻ làm vương vãi nhiều, khơng cho trẻ cầm thìa nữa, tính tự giác bị kìm hãm, năng lực phát triển cũng chậm lại. Không những chỉ chậm thôi, năng lực hầu như khơng phát triển tiếp được nữa. *Ơi ơi ơi, nhớ lấy câu này nhé”. Hơn nữa, tính tự giác bị kìm hãm dẫn tới trẻ thiếu ý muốn làm điều gì khác nữa. Cách khéo léo ni dưỡng ý chí muốn tự làm của trẻ nhỏ là bí quyết để hướng trẻ thành đứa trẻ tích cực. Trong khoảng từ 1 tới 3 tuổi, tính tự giác, tính tích cực phát triển rất mạnh. Thời kì này, bố mẹ q chăm sóc sẽ là sự ức chế năng lực của trẻ mãi mãi. (đúng quá, bón cơm cho con ăn đến tận 5 tuổi vẫn phải bón, vẫn phải giục, khổ quá là khổ, trời ơi).

1.2 Về việc đi vệ sinh.

Có nhiều ơng bố bà mẹ chỉ mong con mình mau mau biết gọi “tè” “ị” khơng cần đến bỉm nữa. Khơng được nơn nóng bắt ép con phải biết tự đi ị đi tè sớm quá. 1 tuổi rưỡi là sớm quá. Từ 2 tuổi có thể bắt đầu tập là được. Song cũng khơng nên q vội vàng vì chuyện này. Cho đến lúc con biết tự gọi đi vệ sinh, không nên để con mặc quần/bỉm ướt quá lâu. Biết con đã tè dầm, phải nhanh chóng thay sạch sẽ cho con càng sớm càng tốt. Làm như vậy, bé sẽ biết cảm giác khó chịu khi bị bẩn là như thế nào. Nếu

bé ở bẩn quen, cứ mặc quần ướt, bỉm dính phân sẽ khơng có ý thức, cảm giác với cái bẩn.

1.3 Về việc mặc.

Trẻ được 3 tuổi rồi, hãy để cho bé tự mặc lấy quần, dù còn hơi vụng về. Hãy để con tự cài cúc áo. Ở đây cũng thể hiện tính tự giác của bé. Hơn 3 tuổi rồi mà lúc nào bố mẹ cũng phải mặc quần áo cho, cài cúc áo cho con, đó là sự chăm sóc quá đáng, năng lực phát triển của bé khơng có tiến bộ. Con có xỏ 2 chân vào một ống quần thì cũng nên im lặng để con làm nốt phần việc của nó. Bé sẽ tự thấy như vậy là không được, sẽ tự rút chân ra mặc đi mặc lại, đến một lúc sẽ tự mình mặc đúng quần.

1.4 Về việc giữ vệ sinh.

Những việc sinh hoạt hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay sau khi đi vệ sinh dường như lại là những việc bé ít được dạy bảo nhất. Ở một trường tiểu học, khi hỏi một lớp học sinh lớp 2 xem buổi sáng ai đã rửa mặt thì giơ tay lên, chỉ có duy nhất mơt cánh tay giơ lên. Trong lớp đó, có những em thậm chí đã 3 ngày khơng rửa mặt. Thói quen này nếu khơng được tập cho từ nhỏ, lớn lên sẽ rất khó sửa.

1.5 Về việc giữ an tồn.

Trong thời kì tai nạn giao thơng nhiều như hiện nay thì, việc dạy con về sự an tồn cũng là một việc quan trọng. Đi bộ thì đi bên phải đường. Sang đường thì phải nhìn đèn giao thơng. Khơng chơi dưới lịng đường. Khơng chạy vụt ra đường. Đó là những điều nên dạy trước cho bé. Rồi cũng phải dặn bé không chạy tới gần trước, sau xích đu. Dạy bé có khả năng tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm là việc làm rất quan trọng.

2. “lễ nghĩa tinh thần” thì chú ý khi mắng mỏ

Khơng kém gì những lễ nghĩa cơ bản, rất quan trọng mà lại dễ quên, đó là lễ nghĩa tinh thần. Lễ nghĩa tinh thần được chia thành 5 khoản mục như sau.

1- Chịu đựng (Ích kỉ) 2- Tốt bụng (Bắt nạt) 3- Trung thực (Dối trá) 4- Tuân thủ (Đối kháng) 5- Biết ơn  2.1 Chịu đựng.

Giáo dục bé thành người biết chịu đựng, là việc quan trọng nhất. Môi trường tốt cho bé là môi trường rèn luyện, môi trường xứng với sự bất tự do. Gian khổ rèn luyện con người. Hãy coi môi trường nhàn nhạ là kẻ địch của bé.

2.2 Tốt bụng.

Hãy dạy cho bé tốt bụng qua việc âu yếm các em bé mới sinh khác. Cũng dạy cho bé tốt bụng với anh chị em, với cha mẹ mình. Trước tiên, nhờ bé lấy cho mẹ đồ vật gì đó “Yuri chan, lấy cho mẹ cái ... nào”. Bé lấy cho thì phải cảm ơn đàng hồng “Cho mẹ xin”. Biểu cảm cho bé biết là được bé giúp đỡ thì mẹ vui mừng thế nào. Trẻ sẽ học được niềm vui từ việc giúp đỡ người khác. Không được sai vặt bé. Hãy nhớ lấy việc đã nhờ bé, hãy vui vẻ và cảm ơn việc làm đó của bé.

2.3 Trung thực.

Không nhất nhất phải xử phạt bé vì những lời nói dối khi bé đang tưởng tượng mình là ai là ai đó mà nói ra. Song, phải xử phạt bé khi bé biết mình sai mà đổ lỗi cho người khác. Không lấy đồ của người khác. Hàng hóa ở cửa hàng phải trả tiền mới được. Nhặt được tiền rơi phải đem tới đồn công an nộp. Trước tiên dạy bé những điều đó. Trẻ con, khơng học thì khơng biết. Có chuyện bé nhặt được tờ mười ngàn n, thản nhiên đem đi mua đồ. Vì em bé đó khơng biết rằng tiền nhặt được phải đem nộp cho

Một phần của tài liệu Phát triển trí lực và tài năng của trẻ, nuôi dạy con kiểu nhật (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w