*Khái niệm an ninh: Theo từ điển Tiếng Việt Nam an ninh được hiểu là
“Yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội”. An ninh cịn có nghĩa là tránh được
hoặc bền bỉ trước các mối đe dọa tiềm tàng (hoặc các thay đổi mang tính cưỡng chế khơng mong muốn) từ kẻ khác, nói cách khác là bảo đảm được sự an toàn trước các mối đe dọa. Bên thụ hưởng an ninh có thể là người, nhóm người trong xã hội, sự vật, định chế, hệ sinh thái hoặc bất cứ thực thể nào hoặc hiện tượng nào dễ bị tác động bởi những biến đổi không mong muốn của môi trường xung quanh.
Nội hàm an ninh chủ yếu đề cập đến sự bảo vệ khỏi các thế lực thù địch, tuy nhiên khái niệm này cịn vơ số cách tiếp cận khác: ví dụ, an ninh mức sống (đạt được mức sống đầy đủ, không thiếu thốn), an ninh lương thực (không thiếu ăn), an ninh mạng, an ninh giam giữ, an ninh cảm xúc,...
*Khái niệm an ninh môi trường: An ninh môi trường là một thành tố
quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: Kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
Hiện nay, vấn đề ANMT đang được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu, và được đề cập trong nhiều chương trình quốc tế, quốc gia. Tùy theo cách tiếp cận mà ANMT được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến một số quan niệm sau đây:
Theo Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (năm 1992) ANMT là “sự khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái và ONMT và những hiểm họa có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính tri, thậm chí trở thành ngịi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”. Theo Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hiệp quốc, xác định “ANMT là việc đảm bảo an tồn trước các mối nguy hiểm mơi trường sinh ra do sự yếu
kém trong quản lý hoặc thiết chế và các nguy cơ tự hủy diệt trong nước hay xuyên quốc gia” [49, tr.27].
An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó, gìn giữ ANMT là BVMT sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người; bảo vệ một trong 3 yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. An ninh mơi trường khơng được đảm bảo thì xã hội khơng có sản xất vật chất, khơng có đời sống tinh thần, khơng có sự tồn tại và phát triển. C.Mác viết: “Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người … con người là một bộ phận của tự nhiên” [71, tr.135] và “Công nhân khơng thể tạo ra cái gì khác nếu khơng có giới tự nhiên, nếu khơng có thế giới hữu hình bên ngồi. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” [71, tr.130].
Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên xảy ra thiên tai, hạn hán, lũ lụt, … suy thối mơi trường, ONMT, tai biến mơi trường, BĐKH, suy giảm tầng ơzơn, suy thối đa dạng sinh học. ANMT còn được hiểu và bao hàm cả việc phát triển khoa học cơng nghệ an tồn, khoa học “cơng nghệ xanh” đáp ứng đầy đủ máy móc thiết bị để xử lý tồn bộ rác thải, khí thải, nước thải, … ra khỏi mơi trường …Vậy, ANMT được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là có sự tác động qua lại, giữa con người với môi trường và môi trường với con người, chứ không chỉ tác động một chiều. Vì vậy, nếu khơng giữ được ANMT thì những thảm họa mơi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng sự bất ổn chính trị - xã hội, …
Ở nước ta, ĐBANMT được coi là một trong các nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và 6 tổ chức chính trị - xã hội) và của tồn xã hội. Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã xác định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [36, tr.78]. Đại hội lần thứ XII (2016) nhấn mạnh vấn đề bảo đảm ANMT, như sau:
Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế
gây ra. Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản …phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên … [37, tr.141-142].
“Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường, tăng cường phịng ngừa và kiểm sốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường” [37, tr.32].
Theo nghiên cứu sinh, ĐBANMT được hiểu là sự ổn định trạng thái hệ
thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các lồi sinh vật trong hệ thống đó. Hay nói một cách khác ĐBANMT là sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài trong khai thác, sử dụng tài nguyên của thế hệ này không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Tóm lại, ĐBANMT bao gồm các hoạt động: BVMT; phục hồi môi trường;
chống suy thối chất lượng mơi trường và ONMT, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên …