- Tác động tiêu cực
2.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình
Từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về PTKTDL gắn với ĐBANMT có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Ninh Bình có thể tham khảo:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của các địa phương cho thấy để nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác BVMT, cần tổ chức nhiều phong trào, hoạt động hướng tới môi trường xanh, sạch, không rác thải. Kinh
nghiệm của Thừa Thiên Huế cho thấy, việc Ban hành các bộ quy tắc ứng xử trong du lịch, trong đó có quy tắc đề cao trách nhiệm đối với du khách và người dân, nhờ đó mơi trường du lịch của tỉnh được cải thiện đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới Ninh Bình cần tăng cường nhiều phong trào, hoạt động về BVMT, nhằm PTKTDL gắn với BVMT.
Hai là, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh nghiệm của
Singapore, Thái Lan và của ba địa phương trên đều cho thấy, để PTKTDL gắn với ĐBANMT cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch... Bới vì, việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và du lịch, hướng tới PTDL bền vững. Vì vậy, Ninh Bình cần đẩy mạnh việc làm trên trong hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần quan trọng vào PTDL bền vững của tỉnh.
Ba là, phát triển các loại hình du lịch thân thiện với mơi trường
Kinh nghiệm của các nước và địa phương cho thấy, để PTKTDL gắn với ĐBANMT cần phải phát triển các loại du lịch thân thiện với mơi trường. Bởi vì, phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường: Một mặt, góp phần vào PTDL bền vững. Mặt khác, đem lại lợi ích cho cộng đồng người dân tại địa phương. Vì vậy, Ninh Bình cần phải tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động KTDL, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư PTKTDL, chú trọng phát triển mơ hình du lịch cộng đồng, du lịch nơng nghiệp nông thôn, DLST.
Bốn là, nâng cao hiêu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế du lịch. Kinh nghiệm của Singapore, Thừa Thiên Huế cho thấy
muốn tăng cường công tác BVMT Chính phủ nước này sẵn sàng tài trợ chi phí cho việc trang bị cơng nghệ, các sản phẩm thân thiện môi trường trong hoạt động PTKTDL. Với Thái Lan, để PTKTDL bền vững, BVMT tự nhiên, giảm tải áp lực lên môi trường do tăng trưởng nóng của du lịch cần phải đóng cửa các điểm, khu du lịch khơng đáp ứng u cầu BVMT. Vì vậy, Ninh Bình cần có chính sách khuyến khích và xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động PTKTDL, góp phần hướng tới PTKTDL bền vững.
Chương 3